3 cách nấu giả cầy ngon miền Bắc, Trung và Nam thơm ngon, chuẩn vị
Đối với các tín đồ ẩm thực thì chắc hẳn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản độc đáo từ các vùng miền. Mỗi nơi lại sở hữu những món ngon hấp dẫn và đặc trưng riêng. Hôm nay, Phụ nữ giỏi sẽ chia sẻ cho bạn cách nấu giả cầy ngon miền Bắc, miền Trung và miền Nam đảm bảo chuẩn vị lại dễ dàng thực hiện tại nhà.
Cách nấu giả cầy ngon miền Bắc
Nội dung chính
1. Giới thiệu về món giả cầy
- Đặc điểm: Giả cầy sử dụng nguyên liệu chính là chân giò heo với riềng, sả, mẻ, mắm tôm cùng các gia vị khác rồi đem ninh cho đến khi chín mềm.
- Nguồn gốc: Giả cầy là món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, với mỗi vùng miền lại có cách biến tấu riêng.
- Phân loại: giả cầy ngon miền Bắc, giả cầy ngon miền Trung, miền Nam.
- Thời điểm dùng: Bất cứ thời điểm nào trong ngày từ bữa sáng, trưa hoặc tối và có thể dùng làm món ăn chính hoặc món nhậu đều được.
- Lợi ích: Món ăn này không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng bổ huyết, giảm triệu chứng mất ngủ, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược,…
2. Cách nấu giả cầy ngon miền Bắc
Nguyên liệu (4 người ăn)
- Chân giò heo đã thui: 1 cái
- Thịt đùi heo: 200g
- Sả: 3 củ
- Hành khô: 3 củ
- Riềng: 500g
- Mẻ: 3 thìa to
- Gia vị: nước mắm, bột nghệ, đường, mắm tôm
Nguyên liệu nấu giả cầy miền Bắc
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Sả bóc lớp vỏ già bên ngoài, thái nhỏ. Củ riềng cạo sạch vỏ, xay nhuyễn. Hành khô băm nhỏ.
- Cho nước vào mẻ, lọc lấy lưng chén con.
- Thịt đùi heo rửa sạch, thái miếng to bản.
- Chân giò đã thui đem chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng sả, hành, riềng, mẻ và 1/2 thìa bột nghệ, 1 thìa đường, nước mắm, mắm tôm. Trộn đều và ướp khoảng 30 – 45 phút để thịt ngấm gia vị.
Sơ chế chân giò
Bước 2: Các bước chế biến
- Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn vào đun nóng rồi cho chân giò và thịt đùi heo vào xào săn khoảng 5 – 7 phút.
- Tiếp theo, đổ thêm 2 chén nước vào, đậy nắp và đun sôi. Hạ bớt lửa và ninh thêm 30 phút để chân giò chín mềm.
- Sau đó, dùng đũa xiên vào miếng chân giò nếu thấy mềm là đã chín, nếu đang còn chắc thì đun thêm 5 – 10 phút nữa.
- Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi múc chân giò nấu giả cầy ra tô, trang trí thêm rau ngò cho đẹp mắt và thưởng thức ngay khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Cách nấu giả cầy miền Bắc từ chân giò
3. Cách nấu giả cầy ngon miền Trung
Nguyên liệu (4 người ăn)
- Chân giò heo đã thui: 1 cái từ 1 – 1,5kg
- Mắm tôm: 4 thìa
- Mẻ: 3 thìa
- Sả: 2 củ
- Hành khô: 2 củ
- Riềng: 100g
- Bột nghệ: 1 thìa
- Rau răm, rau sống ăn kèm
- Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, bột canh,…
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Riềng cạo vỏ, sả bóc bỏ lớp vỏ già, rửa sạch và xay nhuyễn hoặc giã nhỏ.
- Hành khô băm nhỏ. Rau răm nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
- Chân giò đã thui chặt thành miếng vừa ăn.
- Cho chân giò vào tô to cùng mẻ, mắm tôm, sả, riềng, bột nghệ và ít hạt nêm. Trộn đều và ướp khoảng 2 – 3 giờ.
Sơ chế và ướp chân giò
Bước 2: Các nước chế biến
- Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, thêm chân giò vào xào săn.
- Đổ thêm nước lọc cho ngập phần chân giò, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ và ninh khoảng 30 phút cho mềm nhừ.
- Cứ 15 phút lại mở nắp đảo đều và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, cho rau răm vào và tắt bếp.
- Múc giả cầy ra tô, ăn ngay khi còn nóng cùng cơm hoặc bún tươi và các loại rau sống.
Cách nấu giả cầy kiểu miền Trung
4. Cách nấu giả cầy ngon miền Nam
Nguyên liệu (4 người ăn)
- Chân giò heo đã thui: 1 cái từ 1 – 1,5kg
- Măng củ: 200g
- Riềng: 1 củ
- Sả: 3 cây
- Mẻ: 1 chén nhỏ
- Mắm tôm: 1 chén nhỏ
- Nước cốt dừa: 1 bát tô
- Húng tươi: 4 cây
- Bún tươi: 1kg
- Tỏi, ớt
- Gia vị: đường, hạt nêm, muối, nước mắm, dầu ăn, tiêu, bột nghệ
Nguyên liệu nấu giả cầy miền Nam
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Sả, riềng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ. Tỏi, ớt băm nhỏ.
- Rau húng nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút và để ráo.
- Măng củ rửa sạch, luộc kỹ với muối rồi ngâm nước lạnh 3 – 4 phút và thái miếng dọc dài.
- Chân giò đã làm sạch và thui thì chặt khúc nhỏ vừa ăn.
- Ướp chân giò với 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê mắm tôm, 2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa canh mẻ, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa sả và 1 thìa riềng trong 1 giờ.
Ướp chân giò
Bước 2: Các bước chế biến
- Cho vào nồi 3 thìa dầu ăn, bắc lên bếp đun nóng rồi cho sả, gừng, tỏi, ớt vào phi thơm và cho chân giò vào xào săn.
- Đổ nước cốt dừa vào đun sôi với lửa lớn rồi hạ lửa vừa, đậy nắp và ninh 20 – 25 phút cho chân giò chín mềm.
- Sau đó, cho chút bột nghệ và măng vào đảo đều, đun cho sôi trở lại thì nêm nếm cho vừa miệng, tắt bếp.
- Múc giả cầy ra tô, ăn ngay khi còn nóng cùng với bún tươi và rau húng.
Cách nấu giả cầy kiểu miền Nam
5. Cảm nhận khi ăn món giả cầy
- Món chân giò giả cầy này thích hợp khi ăn nóng cùng với bún, cơm hoặc chấm bánh mì. Bạn có thể luộc thêm các loại rau củ như cà rốt, đậu bắp, súp lơ,…để ăn kèm cũng rất ngon.
- Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm, chút béo ngậy của chân giò kết hợp cùng vị thơm cay của riềng, sả, chút chua của mẻ và đậm đà các loại gia vị. Đặc biệt, mỗi miền lại mang đến một hương vị đặc trưng riêng.
Cảm nhận về món giả cầy
6. Một số lưu ý khi ăn món giả cầy
- Những người dễ mắc bệnh về gan như xơ gan, suy thận, viêm gan mạn tính, bệnh gout, bệnh mỡ máu,…thì không nên ăn món giả cầy.
- Những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn giả cầy.
- Người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu nên cũng không nên ăn vì có thể dẫn đến tình trạng tức bụng, khó tiêu.
Vào những ngày tiết trời se lạnh như thế này thì còn gì tuyệt vời hơn khi cùng gia đình thưởng thức món giả cầy thơm phức và nóng hổi phải không nào? Đặc biệt, nếu làm món nhậu nhâm nhi cùng chút rượu thì lại càng hấp dẫn hơn nữa đấy! Chúc bạn thành công với công thức cách nấu giả cầy ngon miền Bắc, Trung và Nam mà Phunugioi.com chia sẻ.