Ô nhiễm môi trường biển và các tác động đến kinh tế, tài chính

Biển cả là hệ sinh thái lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống. Tuy nhiên, dưới những tác động chủ quan và khách quan, môi trường biển đang ngày càng bị thiệt hại nặng nề. Cùng tìm hiểu rõ hơn về môi trường biển, các tác nhân gây ô nhiễm và những lợi ích của việc bảo vệ môi trường này.

Định nghĩa về môi trường biển

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về môi trường biển, và cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa nào là thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu về môi trường biển thông qua khái quát đơn giản sau:

“Môi trường biển là tập hợp của các yếu tố vật lý, hoá và sinh học đặc trưng cho nước, đất ven biển, trầm tích dưới đáy biển, không khí trên mặt biển và hệ sinh thái tại biển có ảnh hưởng đến con người và sinh vật.”

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển là tình trạng vùng biển bị nhiều nguyên nhân tác động, làm thay đổi tính chất tự nhiên. Sự thay đổi này gây ra các tác hại đối với sinh vật, nguy hiểm cho sức khỏe con người và gây cản trở cho các hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, ô nhiễm cũng làm biến đổi tính chất của nước biển và làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của biển.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển, cả tác động từ tự nhiên và từ con người. Đối với nguyên nhân tự nhiên, sự phun trào dung nham núi lửa từ dưới đáy biển là phổ biến nhất. Sự phun trào này làm cho sinh vật biển bị chết hàng loạt và nguồn nước thay đổi theo hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, sự sạt lở núi đồi cũng là một nguyên nhân làm biển ô nhiễm. Một số vùng biển bị hoà tan nồng độ muối khoáng và kim loại nặng quá cao cũng được xem là ô nhiễm,…

Nhưng nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ tác động của con người. Trong đánh bắt thuỷ sản, nhiều chất nổ và chất độc hại được sử dụng khiến sinh vật biển chết hàng loạt và ô nhiễm nước biển.

Đối với những vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển thì việc bảo tồn rạn san hô chưa đúng cách dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó là nước thải và chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt xả thẳng ra biển mà chưa được xử lý.

Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến việc giảm nguồn lợi từ biển mà con người vẫn đang khai thác. Môi trường biển ô nhiễm làm lượng hải sản giảm đi đáng kể (đối với cả thuỷ sản đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng ven biển).

Thứ hai, hệ sinh thái biển bị đe doạ ngày càng nhiều. Ô nhiễm khiến nhiều sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng – làm mất cân bằng sinh thái. Thực tế, tại Việt Nam hiện nay có hơn 100 loài hải sản nằm trong nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ.

Thứ ba, ô nhiễm biển làm ảnh hưởng đến thu nhập của những người bám biển. Hàng triệu ngư dân đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, vì môi trường biển tạo ra thu nhập của họ đang bị đe doạ.

Đối với nền kinh tế, ô nhiễm biển cũng tạo ra nhiều sự biến động. Điển hình như tổng thu nhập bình quân đầu người bị ảnh hưởng, tác động đến chỉ số kênh hàng hoá của nhiều công ty liên quan mật thiết với kinh tế biển.

Tác động của ô nhiễm biển đến thị trường tài chính và chứng khoán

Phân tích một cách chi tiết hơn trên khía cạnh tài chính, chúng ta có thể nhận ra rằng môi trường biển ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường như thế nào:

  • Ô nhiễm làm giảm nguồn cung và tăng giá thành sản phẩm thuỷ sản. Điều này có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
  • Bờ biển và chất lượng nước có ảnh hưởng lớn đến bất động sản ven biển. Giá trị bất động sản giảm, khó thanh khoản gây tổn thất cho nhiều nhà đầu tư.
  • Tác động tiêu cực đến ngành du lịch và các dịch vụ liên quan. Du khách giảm chi cho các dịch vụ du lịch tại các bãi biển bị ô nhiễm.
  • Tác động đến giao dịch chứng khoán ngành khai thác dầu khí và xuất khẩu dầu do các vấn đề xã hội. Đặc biệt là đối với giao dịch các loại dầu thô khai thác từ đại dương như dầu Brent, dầu ngọt nhẹ WTI,..

Các biện pháp bảo vệ môi trường biển

Một số biện pháp cần được thực hiện để bảo vệ môi trường biển, hạn chế gây ra ô nhiễm như:

  • Kiểm soát hoạt động khai thác biển: Cơ quan chức năng nên tổ chức tuần tra, giám sát thường xuyên các hoạt động trên biển.
  • Xử lý chất thải từ hoạt động công nghiệp: Hoạt động công nghiệp tạo ra một lượng lớn nước thải và chất thải gây hại. Lượng chất thải này cần phải được xử lý nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn an toàn sau đó mới thải ra môi trường.
  • Sử dụng các biện pháp sinh học: Với phạm vi nhỏ hơn, có thể sử dụng vôi, than hoạt tính để làm sạch môi trường. Đây là phương pháp khử khuẩn tương đối hiệu quả, ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Tóm lại, môi trường biển đóng vai trò quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, môi trường này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Trong đó, ý thức của cộng đồng là yếu tố chính giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.