Ăn tôm xong bị chướng bụng, người buồn phiền bứt rứt… Phải làm gì?

Tôm là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cơ thể bạn có thể gặp phải tình trạng khó chịu sau khi ăn tôm xong như buồn bực, bí bích trong người hoặc cảm thấy chướng bụng, đau bụng, người nóng lực… Bạn cảm thấy khó hiểu và đang lo lắng? Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ và giải quyết được vấn đề ấy!

an tom bi chuong bung buon phien trong nguoi phai lam sao

Hiện tượng dị ứng này có thể xảy ra do:

  1. Bẩm sinh (từ khi sinh ra đã không ăn được),
  2. Do từng thời kỳ: Khi cơ thể bạn bị ít các chất đề kháng với thủy hải sản.

Sau khi ăn tôm xong bị chướng bụng, người buồn phiền bức rứt phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng sau khi ăn tôm và bị dị ứng nhẹ như thế này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Uống nhiều nước lọc:. Không uống thêm nước chè, rượu, bia, nước ngọt,… (tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước)
  • Trường hợp gia đình có mật ong: bạn có thể pha loãng nó ra và uống một chút là ok. Vì trong mật ong có nhiều loại chất kháng thể rất tốt và đặc biệt hữu ích trong trường hợp dị ứng nhẹ như thế này.
  • Không có mật ong, bạn có thể uống nước chanh hoặc nước ép rau củ quả (làm mát cơ thể) và tăng khả năng đề kháng.

Bạn có biết rằng?

Thực tế, đây là hiện tượng khá thường thấy ở nhiều người sau khi ăn tôm, cua, sò… Và nếu chỉ dừng tại những biểu hiện khó chịu như trên thì nó KHÔNG ĐÁNG NGẠI!

Người ta chỉ ra rằng, đây là hiện tượng cơ thể bạn bị dị ứng thủy hải sản nhẹ. Do trong các loại thủy sản này có những chất protein lạ hoặc có nhiều chất bảo quản đông lạnh… nên khi ăn vào, chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị kích thích gây dị ứng. Tất nhiên chỉ dừng ở chướng bụng, buồn bực người thôi nhé!

Trường hợp vần da, nổi mê đay toàn thân hay ngộp thở… là bị dị ứng nặng rồi. Và trường hợp đó thì bạn cần phải đi viện chứ không thể tự chữa ở nhà được!

Vậy là, qua bài viết này, bạn đã có thể bình tĩnh và hiểu được cách làm như thế nào để khắc phục tình trạng cơ thể bị buồn bực, chướng bụng mỗi lần sau khi ăn tôm rồi chứ?

Tất nhiên, lời khuyên cá nhân tác giả thì mình nghĩ, nếu bạn hay gặp tình trạng cơ thể bị dị ứng nhẹ sau khi ăn tôm cua như trên thì bạn nên hạn chế việc sử dụng loại thực phẩm này đi một ít thời gian. Và cố gắng luyện tập, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Khi ấy, một cơ thể khỏe mạnh sẽ luôn có khả năng đề kháng tốt hơn với những thành phần kích thích có trong tôm cua và các loại thủy hải sản khác.. đúng không nào?

Ăn tôm (hải sản) bao lâu thì được uống nước cam?

Nhiều người cho rằng tôm (hải sản) kết hợp với vitamin C (có trong nước cam, chanh)  sẽ gây đột tử hoặc ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Liệu thông tin này có hoàn toàn chính xác. Hãy cùng mình tìm hiểu và làm rõ vấn đề.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định:

– Tôm ăn cùng chanh, cam hay uống cùng Vitamin C không gây tử vong. Y văn thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy

– Vitamin C có trong các thực phẩm hàng ngày khi ăn cùng với tôm hoàn toàn không gây hại cho cơ thể con người.

– Sử dụng vitamin C dạng thuốc không nên ăn tôm cùng, người bệnh cần được uống theo chỉ định của bác sĩ.

Trong vỏ tôm có chứa chất postassium 5 tổng hợp, arsenic oxide (thạch tín), khi kết hợp với vitamin C “dạng thuốc” sẽ chuyển thành chất có tác dụng làm tê liệt các mạch máu nhỏ của bộ phận như tim, gan, ruột, thận. Điều này có thể gây nên xuất huyết tai, mũi, miệng.

Các thực phẩm hàng ngày có chứa nhiều vitamin C như: Rau ngót, cần tây, rau muống, rau đay,… Trong hoa quả có chứa nhiều vitamin C như: Ổi, thanh trà, bưởi, cam, quýt, chanh,…

Hi vọng sau bài viết này, bạn có thêm được những kiến thức bổ ích khi chọn tôm làm món ăn bổ dưỡng cho gia đình. Chúc bạn sức khỏe và thành công.