Que thử thai chỉ 1 vạch nhưng vẫn có thai

Dùng que thử thai đúng cách sẽ xác định người phụ nữ có mang thai hay không. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thử que 1 vạch mà vẫn có thai. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

 

Cách tính vòng kinh để tránh thai, thụ thai hiệu quả

Mách mẹ cách canh ngày rụng trứng để thụ thai “một phát ăn ngay”

Nhiều chị em khi nghi ngờ mình có dấu hiệu mang thai đều lựa chọn phương án sử dụng que thử thai để phát hiện thai sớm. Đây là dụng cụ thử thai tại nhà tiện lợi, đơn giản, cho kết quả nhanh chóng và tương đối chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có không ít trường hợp chị em thắc mắc vì thấy thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai. Vậy tại sao lại cho hiện tượng này xảy ra?

Que thử thai có nguyên lý hoạt động là phát hiện nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu của người mang thai. Nếu bạn có thai, và thai càng nhiều tuần, nồng độ HCG càng cao và đậm đặc, khi thử que thử thai, que sẽ xuất hiện 2 vạch báo hiệu đã có thai, 1 vạch là báo hiệu không có thai. Nhưng nhiều khi chị em vẫn có thai thực sự nhưng que thử lại chỉ hiển thị 1 vạch. Người ta nhận thấy, có một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như sau:

Tính sai ngày rụng trứng

Việc tính chính xác được ngày rụng trứng không phải là chuyện đơn giản. Bên cạnh đó căng thẳng tâm lý, áp lực công việc cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi đột ngột.

 vi sao thu que 1 vach nhung van co thai? - 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng que thử thai 1 vạch nhưng thực chất chị em vẫn mang thai (Ảnh minh họa)

Dùng que thử thai quá sớm

Vì nôn nóng đợi chờ tin vui hay kết quả về việc mang thai, nhiều chị em sử dụng que thử thai quá sớm dẫn tới kết quả thiếu chính xác.

Bạn cần biết rằng, sau khi trứng được thụ tinh thành công phải mất khoảng 7-12 ngày để trứng bám vào thành tử cung và làm tổ ổn định. Lúc này hormone HCG mới bắt đầu sản xuất và nồng độ tăng dần.

 

Nhiều mẹ khi mới quan hệ tình dục xong 1-2 ngày đã vội vàng thử que, nhưng lúc này cơ thể chưa sản xuất nhiều hormone HCG nên que thử không có phản ứng chính xác (hay còn gọi là kết quả âm tính giả).

Que thử thai sẽ cho kết quả chính xác nếu bạn thử thai sau 7-10 ngày quan hệ. Ngoài ra, nếu que thử cho kết quả khác biệt với những dấu hiệu mang thai thực tế bạn đang có, bạn có thể thử lại lần 2. Nhưng khoảng cách giữa 2 lần thử thai nên cách nhau 5-7 ngày.

Uống nhiều nước trước khi dùng que thử

Việc làm này khiến nước tiểu bị loãng, từ đó giảm nồng độ hormone HCG. Que thử thai sẽ không phát hiện được bạn có mang thai thực sự hay không. Do vậy, thời điểm lấy nước tiểu để thử thai tốt nhất là buổi sáng sớm khi chị em vừa ngủ dậy để có mẫu thử là nước tiểu đầu trong ngày.

Bên cạnh đó, nếu thấy nước tiểu có lẫn các tạp chất như máu, mủ, dịch âm đạo…bạn nên ngừng việc sử dụng que thử thai vì nếu có dùng cũng gây ra kết quả thiếu chính xác.

que thu thai 1 vach nhung van co thai

Nếu biết cách sử dụng đúng, que thử thai là dụng cụ thử thai tiện lợi và chính xác (Ảnh minh họa)

Chất lượng của que thử thai

Nhiều loại que thử thai kém chất lượng, hàng nhái có dải thử thai kém nhạy với hormone HCG. Hoặc que đã hết hạn sử dụng, độ nhạy không còn dẫn tới sai lệch kết quả thử thai.

Trước khi mua que thử thai, chị em cần kiểm tra quy cách đóng gói sản phẩm, hạn sử dụng, lựa chọn cửa hàng có thương hiệu uy tín để mua que thử. Đồng thời khi đã bóc bao đựng que thử thai nên sử dụng ngay. Mỗi que chỉ sử dụng 1 lần duy nhất.

Không có đủ hormone HCG trong nước tiểu

Trường hợp người phụ nữ có tiền sử thừa cân, béo phì chỉ số BMI của cơ thể sẽ cao hơn bình thường. Và người ta nhận thấy những phụ nữ này có nồng độ hormone HCG thấp hơn thai phụ bình thường khác.

Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh

Nếu bạn đang sử dụng hoặc vừa mới ngưng sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc chứa paracetamol, thuốc hỗ trợ sinh sản… có thể khiến thay đổi kết quả của que thử thai.

Mắc bệnh về đường sinh dục

Phụ nữ đang mắc bệnh hoặc điều trị bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh vùng chậu, viêm đường tiết niệu… nếu dùng que thử thai cũng có hiện tượng thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai hoặc que thử cho 2 vạch nhưng thực chất không có thai.