Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và hợp phong thủy

Mâm ngũ quả ngày Tết trong mỗi gia đình không chỉ mang ý nghĩa thể hiện sự tưởng nhớ và biết ơn đối với tổ tiên, thần linh mà nó cũng chính là phương thức gửi gắm những ước nguyện và cầu mong của đại gia đình đối với một năm mới thật an khang, thịnh vượng…

Trong bài viết này, bạn hãy cùng Phunugioi.Com tìm hiểu ý nghĩa và cách trình bày 1 mâm ngũ quả thật đẹp cho ngày Tết Nguyên Đán hợp lý nhất cho từng vùng miền của nước ta nhé!

Mam ngu qua ngay Tet

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết

Mặc dù hiện nay, theo cuộc sống hiện đại và thời gian thì quan niệm của người dân ở mỗi địa phương có khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một mâm ngũ quả cần phải đảm bảo có ít nhất 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau. Nó tượng trưng 5 yếu tố ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây được cho là những yếu tố trụ cột nhất cấu thành lên vũ trụ. Vì vậy mà mâm ngũ quả sẽ thể hiện được sự đầy đủ và cân đối. Với 5 yếu tố ngũ hành, nó có thể sinh sôi và tạo ra mọi thứ… Đó cũng chính là khát vọng no đủ, vẹn toàn của người dân.

Một mặt khác, mâm ngũ quả chính là sự thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên và đấng sáng tạo.

Trong cách trình bày mâm ngũ quả hiện nay, do tính thẩm mỹ thì người ta không còn quá cứng nhắc chỉ còn là 5 loại trái cây nữa mà có thể bày nhiều loại hơn. Mặc dù vậy thì tại miền Bắc, người dân vẫn thích chọn bày theo các con số lẻ (5, 7, 9). Trong khi đó, người dân miền Trung và trong Nam thì thoái mái hơn trong vấn đề này.

Tuy nhiên, người dân vẫn giữ nguyên những quy ước dân gian như:

  • Mâm ngũ quả chỉ bày quả và không trang trí thêm hoa hay bất kỳ thực phẩm nào khác
  • Số lượng trên mâm chỉ tính có mấy loại mà không phải theo số lượng quả.

Cách bày mâm ngũ quả cho đẹp

Cach bay mam ngu qua dep va y nghia

 Bày mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết thường dựa theo quan điểm của thuyết Ngũ Hành và quan niệm thần phật. Mâm ngũ quả với 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc là: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh hay có thể hiểu theo nghĩa là: giàu có – sang trọng – sống lâu – khỏe mạnh – bình yên.

Con số 5 cũng là con số tượng trưng cho ngũ hành theo cách hiểu là : Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Ngoài ra, con số 5 trong mâm ngũ quả cũng biểu trưng cho của cải và tài lộc từ 5 phương được kính dâng lên thờ tổ tiên, thần linh. Vì vậy mâm ngũ quả thường dựa trên cơ sở 5 sắc màu đó để phối trí.

Tại miền Bắc, do ảnh hưởng nhất định bởi phật đạo, kết hợp với những loại hoa quả đặc trưng của vùng miền mà người dân chọn các loại quả thích hợp. Phổ biến thường thấy nhất là các loại quả như: chuối xanh, phật thủ, bưởi, cam, quýt, sung, quất, hồng, ớt, roi, táo…

Hãy cùng Phụ Nữ Giỏi tìm hiểu qua vài ví dụ tiêu biểu dưới đây:

 – Quả phật thủ, quả bưởi (chín): loại quả có màu Vàng tương ứng với Hành thổ –  Sự nâng đỡ, ươm mầm và bảo vệ. Thể hiện lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên.

  •   Ở đây quả phật thủ có hình bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình; Quả bưởi: sự no tròn đầy đủ, như là mong muốn an khang thịnh vượng.

 – Quả chuối, quả sung xanh, nho xanh: màu xanh ứng với Mộc hành – tượng trưng cho sức khỏe, cho sự sinh sôi nảy nở, sự quầy quần sung túc của gia đình.

 – Quả hồng xiêm: loại quả với màu Xám ứng với Thủy hành – tượng trưng cho sự thông minh, trí tuệ và biểu thị sự hài hòa, thương yêu nhau của các thành viên trong gia đình.

 – Quả quất chín, quả đào, quả hồng (hồng đỏ nhé), nho tím: – có màu đỏ tương ứng với Hỏa hành – biểu trưng cho hơi ấm, sự hạnh phúc và có tính cách tân, mang không khí mới mẻ, vui tươi cho gia đình.

 – Quả lê hoặc dưa lê: – là loại quả có màu trắng ứng với Kim hành – tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Dựa vào một vài ví dụ phân tích phía trên mà bạn có thể lựa chọn và thay thế với những loại hoa quả khác để mâm ngũ quả của gia đình thêm mới mẻ, đầy đủ và phong phú hơn.

 Mâm ngũ quả ngày tết tại miền Trung

Miền Trung vì là nơi giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam, hơn thế nữa, vào dịp Tết Nguyên Đán thì nơi đây các loại hoa trái khá là hiếm thấy. Vì vậy người dân đa số là có gì cúng nấy. Một số cầu kỳ hơn thì có thể tìm và bày mâm hoa quả cúng tổ tiên là một số loại như: Chuối, xoài, sung, dừa, đu đủ…

 Mâm ngũ quả ngày tết tại miền Nam

Người dân ở miền Nam có văn hóa sống cởi mở hơn. Mâm ngũ quả trong ngày tết cũng sẽ được cách điệu mới mẻ hơn. Tuy nhiên, lại đặc biệt có một vài loại trái cây mà người dân kiêng kỵ và  sẽ không đặt lên ban thờ như:

– Không bày chuối trong mâm ngũ quả: vì nó phát âm khá giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó và không may mắn.

– Không bày quả Quýt, quả Lê, quả Táo trong mâm ngũ quả: vì người dân quan niệm rằng: “quýt làm, cam chịu” hay quả Lê, quả Táo thì được hiểu như “sự lê lết, đổ bể” tượng trưng cho làm ăn thất bát!

Người dân phương Nam hay quan niệm theo khía cạnh phát âm mà không quan niệm theo thuyết Ngũ Hành vì thế những loại trái cây như: Mãng Cầu – Sung – Dừa – Đu Đủ – Xoài lại được ưa chuộng hơn. Vì chúng đọc lái sẽ giống như: Cầu – Sung – Vừa – Đủ – Xài! (hiểu nôm na là “Cầu cho sung túc vừa đủ xài là được rồi!!)

Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết, bài trí sống động và không kém phần độc đáo. Với những hiểu biết này, hi vọng bạn sẽ bày được một mâm ngũ quả thật đẹp và ý nghĩa để dâng lên thần linh và tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay nhé!

Xem thêm:

Ảnh Noel đẹpTranh đề tài gia đình
Bầy mâm ngũ quả lên bàn thờ ngày tết?Tranh thư pháp đẹp