2 cách làm chà bông gà thơm ngon, tơi mịn cả nhà cùng thưởng thức

Chà bông gà là món ăn vặt được nhiều người yêu thích bởi hương vị rất riêng dễ nhận biết. Khi ăn vào cảm giác lan tỏa đến mọi giác quan, như có một bữa tiệc đang bùng nổ trong khoang miệng. Vậy cách làm chà bông gà có khó không? Dựa theo 2 công thức được gợi ý dưới đây chắc chắn giúp bạn thành công ngay lần đầu thử sức.

hướng dẫn cách làm chà bông gà cay


Cách làm chà bông gà rất dễ và nhanh gọn

1. Giới thiệu về món chà bông gà

  • Đặc điểm: Là món ăn được làm với quy trình sơ chế thịt gà, ướp với các loại gia vị như bột nghệ, nước mắm, mì chính…sau đó luộc chín, xé sợi và mang đi nướng hoặc xao khô trên bếp.
  • Phân loại: Chà bông gà truyền thống, chà bông gà cay.
  • Nguồn gốc: Bắt nguồn từ Trung Quốc, trong quá trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước được đưa về Việt Nam.
  • Thời điểm dùng: Dùng làm bữa phụ trong ngày, hoặc có thể dùng vào bữa chính nếu ăn cùng bánh mì, cơm, bún…
  • Lợi ích: Gà là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, muối khoáng, canxi, sắt, alpha, beta-carotene… Vì thế rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho mắt và trí não.

hướng dẫn cách làm chà bông gà truyền thống
Chà bông gà có nguồn từ Trung Quốc

Những thông tin dưới đây của Phụ Nữ Giỏi sẽ giúp bạn từ tay mơ hoàn thành món chà bông gà một cách xuất sắc. Cùng theo dõi nhé.

2. Cách làm chà bông gà truyền thống

Nguyên liệu (cho 4 người ăn)

  • Thịt ức gà: 500gr
  • Hành tím: 2 củ/
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối, đường, hạt nêm, tiêu sọ

Các bước làm chà bông gà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt ức gà loại bỏ màng mỏng, chà với chút muối để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn; sau đó rửa lại sạch với nước và để ráo.
  • Hành tím, tỏi lột vỏ băm nhỏ.
  • Thấm thịt gà với vải sạch cho hết hẳn nước và thái theo thớ với độ dày khoảng 3cm. Trộn thịt gà đã thái với hành, tỏi băm, đường, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay và trộn đều.
  • Bọc kín hỗn hợp cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng.

 Bọc kín hỗn hợp ga ướp cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng

Bọc kín hỗn hợp gà ướp cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng

Bước 2: Chế biến chà bông gà

  • Bỏ thịt gà ra khỏi tủ lạnh, làm nóng chảo rồi trút thịt gà vào xào khoảng 2-3 phút.  Tiếp theo đổ ½ bát nước vào đun thêm 20 phút, nhớ vớt bọt và lật mặt miếng thịt.
  • Thịt chín gắp ra đĩa, phần nước còn thìa gạn lấy nước trong.
  • Làm tơi thịt bằng cách cho vào cối giã hoặc xay với máy xay tùy vào mức độ nát mà bạn mong muốn.
  • Cho thịt gà đã giã sợi vào chảo cùng với nước gà và xao khô. Nếu có lò nướng, bạn có thể dùng bằng cách cho thịt gà giã sợi vào nướng 100 độ trong 20 phút.

Cho thịt gà đã giã sợi vào chảo cùng với nước gà và xao khô

Cho thịt gà đã giã sợi vào chảo cùng với nước gà và xao khô

3. Cách làm chà bông gà cay

Nguyên liệu cho 4 người ăn

  • Thịt ức gà: 400 gram
  • Hành khô: 3 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Sả: 2 cây
  • Ớt: 2 quả hoặc ớt bột
  • Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối, đường, hạt nêm, bột nghệ, lá chanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chà bông gà cay

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chà bông gà cay

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ức gà lột gân và da, sát với muối rồi rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn thấm nước.
  • Gừng cạo vỏ, tỏi và hành bóc vỏ, ớt bỏ hạt thái miếng, sả bỏ lớp vỏ ngoài. Mang tất cả đi xay nhuyễn với 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, nửa thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột nghệ.

Sơ chế nguyên liệu gà bông

Sơ chế nguyên liệu gà bông

Bước 2: Chế biến món ăn

  • Luộc thịt gà vừa chín tới, lấy ra cho vào bát nước lạnh; sau đó xé thịt gà thành từng sợi to theo thớ. Lưu ý giữ lại phần nước luộc gà.
  • Trộn bát gia vị đã xay nhuyễn ở trên với thịt gà xé sợi. Bọc kín lại bỏ ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng.
  • Lấy thịt gà ra cho vào chảo sâu lòng, bật bếp nhỏ để gà không bị cháy. Trong quá trình xao nên thêm vài thìa nước gà vào để thành phẩm không bị khô, đồng thời cho thêm ớt quả và lá chanh.
  • Ngoài ra, có thể dùng lò nướng nướng trong vòng 20 phút ở 100 độ.

4. Cảm nhận về món chà bông gà

Với món chà bông gà truyền thống phải đảm bảo sợi ruốc tơi mịn, màu vàng nhạt. Ăn vào cảm nhận rõ hương vị ngọt thanh và dai giòn.

Nhìn bề ngoài, chà bông gà cay phải khô và tơi không còn nước. Khi ăn cảm nhận được vị ngọt từ thịt gà và vị cay từ ớt. Thịt không quá dai, ăn vào mềm như tan trong đầu lưỡi.

Chà bông gà cay thịt không quá dai, ăn vào mềm như tan trong đầu lưỡi

Chà bông gà cay thịt không quá dai, ăn vào mềm như tan trong đầu lưỡi

5. Cần lưu ý cần tránh khi ăn chà bông gà

  • Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn chà bông gà cay.
  • Người mới mổ cũng không nên dùng món này.

Hy vọng 2 cách làm chà bông gà trên đây đã giúp bạn có thêm những công thức mới để trổ tài nấu ăn cho gia đình mình. Thành phẩm sau khi làm xong có thể bảo quản được khá lâu, chần chờ gì nữa mà không vào bếp và thử sức ngay thôi nào!