Hướng dẫn cách làm dấm táo mèo đơn giản thơm nức tại nhà
Dấm táo được xem là gia vị cần thiết trong căn bếp của mỗi gia đình, thường được chế biến cùng salad, gỏi, ngâm thịt hoặc pha nước chấm. Không những thế, dấm táo còn là sản phẩm làm đẹp tự nhiên được các chị em ưa thích. Vậy hãy cùng với Phụ nữ giỏi học ngay cách làm dấm táo mèo và táo thường cực dễ dưới đây nhé!
Cách làm dấm táo mèo
Nội dung chính
1. Giới thiệu về dấm táo mèo
- Đặc điểm: Dấm táo mèo là phương pháp lên men tự nhiên bằng cách ngâm táo mèo tươi với nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
- Nguồn gốc: Dấm táo mèo rất phổ biến ở những tỉnh Bắc Bộ như Yên Bái, Hà Giang,…
- Phân loại: Dấm táo mèo, dấm táo thường
- Thời điểm dùng: tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng để chữa bệnh hoặc làm đẹp.
- Lợi ích: Dấm táo mèo không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe như giúp chữa chướng bụng, đầy hơi, viêm da, tốt cho huyết áp,….mà còn hỗ trợ trị mụn, dưỡng da và giảm cân hiệu quả.
2. Cách làm dấm táo mèo
Nguyên liệu (4 người dùng)
- Táo mèo tươi: 3kg
- Chuối tây: 1 quả
- Muối
- Nước đun sôi để nguội: 3 lít
- Hũ thủy tinh lớn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Táo mèo chọn quả có vỏ ngoài ngả vàng, chọn loại táo xanh hoặc chín đều được. Sau đó, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút và rửa lại nước, để ráo.
- Cắt bỏ hai đầu quả táo, thái miếng mỏng hoặc bổ đôi.
Sơ chế táo mèo
Bước 2: Các bước thực hiện
- Đổ nước lọc đã đun sôi để nguội vào hũ thủy tinh, cho hết táo mèo vào và thêm quả chuối tây để giúp dấm táo nhanh lên men.
- Đậy nắp nhưng không kín để oxy vào giúp táo lên men, bảo quản nơi khô ráo và ngâm trong vòng 3 – 4 tuần. Sau đó, mở hũ ra bỏ phần xác và chắt lấy nước cốt sang hũ thủy tinh khác là được.
cách làm dấm táo mèo
3. Cách làm dấm táo thường
Nguyên liệu (4 người dùng)
- Táo thường: 1kg (chọn loại táo đỏ hoặc táo xanh)
- Dấm gạo: 1 lít
- Đường phèn: 1 chén con
- Muối
- Hũ thủy tinh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Táo nên chọn những quả còn tươi ngon, phần vỏ ngoài bóng nhẵn, cầm nặng tay và không bị hư hỏng.
- Rửa sạch táo, ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại cho sạch và thái thành từng miếng nhỏ.
Sơ chế táo
Bước 2: Các bước thực hiện
- Xếp một lớp táo vào hũ thủy tinh, thêm một lớp đường phèn và thực hiện tương tự cho tới khi hết táo.
- Đổ dấm gạo vào ngập táo, không đổ quá đầy vì còn chừa diện tích để men giấm sủi bọt. Đậy nắp kín và ngâm khoảng 2 tuần ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Trong quá trình ngâm thỉnh thoảng mở nắp để hũ dấm có hơi men, rồi đậy lại và ngâm tiếp.
- Sau khi ngâm xong, bỏ phần bã và lấy nước cốt dấm lọc 2 – 3 lần cho sạch cặn bã rồi đổ vào hũ thủy tinh nhỏ hơn, ủ thêm 2 tuần là có thể sử dụng.
- Nếu dùng dấm táo thường để làm đẹp ngoài da, đắp mặt nạ thì bạn có thể thay dấm gạo bằng nước sôi.
Cách làm dấm táo thường
4. Cảm nhận về dấm táo mèo
- Dấm táo mèo có màu trong, hơi ngả vàng, vị chua nhẹ và mùi thơm hấp dẫn hơn hẳn so với dấm táo thường.
- Bạn có thể sử dụng dấm táo mèo để chữa bệnh bằng cách pha với nước ấm và uống sau mỗi bữa ăn trong ngày, còn nếu làm đẹp thì hòa dấm táo mèo vào nước để tắm hoặc rửa mặt mỗi ngày.
5. Lưu ý khi sử dụng dấm táo mèo
- Dấm táo mèo có vị chua nên cần phải pha loãng với nước rồi uống từng ngụm nhỏ vì nếu uống trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản và đường tiêu hóa.
- Không nên hít dấm táo mèo có thể gây hại cho phổi, tạo cảm giác nóng rát ở đường hô hấp.
- Những người bị viêm loét dạ dày, cao huyết áp, người mới ốm dậy và phụ nữ mang thai không nên sử dụng dấm táo mèo.
Như vậy, chỉ cần vài nguyên liệu và cách làm đơn giản bạn đã có ngay một hũ dấm táo thơm ngon để sử dụng hằng ngày rồi đấy. Chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn khác của Phụ nữ giỏi nhé!