Hướng dẫn 2 cách nấu phá lấu ngon không thể cưỡng
Phá lấu là một món ăn đường phố được nhiều người ưa chuộng. Nó là sự kết hợp tuyệt vời của lòng non, dạ dày, lá lách có vị dai dai cùng với hương vị của cà ri, vị béo của dừa tươi đem lại một món ăn độc lạ. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết bí quyết cách nấu phá lấu như thế nào? Thì mời bạn cùng tham khảo bài viết sau mà Phunugioi.com mang lại.
Cách nấu phá lấu
Nội dung chính
1. Giới thiệu về món phá lấu
- Đặc điểm: phá lấu là phương pháp chế biến nội tạng của bò, heo với cà ri, ngũ vị hương,…dùng ăn kèm với bánh mì, bún hay mì.
- Nguồn gốc: có xuất xứ từ đất nước Trung Quốc
- Phân loại: phá lấu bò, phá lấu lòng heo
- Thời điểm dùng: có thể dùng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Lợi ích: cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho mọi người.
2. Cách nấu phá lấu bò
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 600gr nội tạng bò như lòng bò, sách bò, lá lách.
- 1 quả dừa tươi
- 1 gói ngũ vị hương
- Hành khô, chanh, tỏi
- Gia vị: Muối, đường, mì chính, hạt nêm, tiêu xay, giấm gạo, dầu ăn,…
Nguyên liệu nấu phá lấu bò
Bước 1: Sơ chế
- Nội tạng bỏ làm thật sạch, rửa qua nhiều lần nước rồi dùng muối hột cùng nước cốt chanh chà sát nhiều lần để khử tanh và chất nhầy bám trên đó. Rửa lại với nước sạch, để ráo, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Đem nội tạng đi ướp gia vị trong 30 đến 45 phút với 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng mì chính, ½ muỗng đường, ½ muỗng tiêu xay,1 gói ngũ vị hương, 2 muỗng bột cà ri.
Bước 2: Chế biến
- Phi thơm hành tỏi trên bếp, cho nội tạng bò đã ướp vào xào sơ đến khi săn lại, tiếp tục cho nước dừa vào nấu. Khi sôi vặn nhỏ lửa và thường xuyên hớt bọt nổi lên.
- Khi nội tạng chín mềm, nêm lại gia vị rồi tắt bếp
Cách nấu phá lấu bò
Vậy là bạn đã hoàn thành xong món phá lấu bò vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể múc ra bát để thưởng thức, khi ăn kèm với bánh mì hay mì tôm đều rất ngon miệng.
3. Cách nấu phá lấu lòng heo
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 1 cái dạ dày heo
- 1 bộ ruột non
- 1 cái tai heo
- 1 quả dừa tươi
- 100gr đường thốt nốt
- 4- 5 cái hoa hồi hoặc dùng ngũ vị hương thay thế.
- Hành tím, tỏi, tiêu xay, gừng
- Gia vị: Muối, nước mắm, đường, muối hột, mì chính, dầu ăn,…
Nguyên liệu nấu phá lấu lòng heo
Bước 1: Sơ chế
- Hành tím, tỏi, gừng cạo vỏ, đập dập, băm nhuyễn, có thể cho thêm ớt nếu ăn được cay.
- Dạ dày, lòng non rửa sạch với nước, dùng muối hột, giấm ăn, rượu trắng chà sát hai mặt trong ngoài đến khi hết mùi hôi và chất nhầy.
- Tai heo làm sạch, trần sơ với nước sôi khoảng 2- 3 phút rồi bỏ vào chậu nước lạnh có pha nước cốt chanh. Điều này giúp tai heo hết mùi và trắng đẹp.
Sơ chế nấu phá lấu lòng heo
- Hoa hồi rang lên cho thơm.
- Cắt nhỏ dạ dày, lòng non, tai heo bỏ vào tô. Đem ướp trong 30 phút với 1 thìa muối, ½ thìa đường, 1 thìa bột ngọt, 2 thìa nước mắm , 1 thìa tiêu xay cùng hành + tỏi + gừng giã nhuyễn.
Bước 2: Chế biến
- Phi thơm tỏi, cho dạ dày, lòng non, tai heo vào xào sơ đến khi săn lại. Cho thêm nước dừa cùng nước lọc vào nồi sâm sấp mặt thịt.
- Khi đun sôi vặn nhỏ lửa, thường xuyên hớt bọt. Cho thêm hoa hồi, đường thốt nốt vào khuấy đều. Đun đến khi thịt chín mềm và tắt bếp.
- Bạn có thể thay thế đường thốt nốt bằng bột nghệ hay bột cari để tạo màu cánh dán cho đẹp mắt.
Cách nấu phá lấu lòng heo
Một tô phá lấu ngon đậm đà với nước sốt dùng sóng sánh, thịt mềm cùng mùi thơm hấp dẫn. Khi ăn bạn nên ăn kèm một chén nước mắm chua cay để món ăn thêm tròn vị hơn nhé.
4. Cảm nhận về món phá lấu
- Nhắc đến phá lấu là tôi nhớ ngay đến những gánh hàng rải rác trên các cổng trường Sài Gòn, những nồi nước bốc khói nghi ngút, cùng mùi thơm đặc trưng của món ăn này như muốn mời gọi chúng tôi lại. Xung quanh đó là đôi ba cô cậu học sinh tay bưng chén phá lấu mà khuôn mặt rạng ngời. Có thể nói phá lấu chính là món ăn đường phố gắn liền với tuổi thơ học sinh, sinh viên của tôi và những người khác nữa.
- Phá lấu ngày nay đã được biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau như phá lấu luộc, phá lấu nướng, phá lấu mì tôm,…Thế nhưng dù có là hình thức nào thì phá lấu cũng vẫn có những hương vị đặc trưng không thể lẫn được với những món ăn khác.
Cảm nhận về món phá lấu
5. Lưu ý khi ăn món phá lấu
- Một số người không nên ăn phá lấu: người cao tuổi, thừa cân – béo phì, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim,…
- Khi ăn phá lấu nên tránh ăn chung với: hải sản, đậu nành, trà xanh, đậu đen,..
- Mỗi người chỉ nên khoảng 2 lần trong 1 tuần.
Bài viết mà chúng tôi mang đến trên đây chắc chắn đã giúp bạn có thể hiểu hơn về cách nấu phá lấu. Mong rằng bạn đã có đủ tự tin để bắt tay vào nấu món ăn thơm ngon này cho cả gia đình cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công khi thực hiện món ăn này.