Ăn khoai lang có mập không? Bí quyết giảm cân hiệu quả bằng khoai lang

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của người Việt thường được dùng để luộc, nướng, nấu chè, làm bánh,…Không những thơm ngon, khoai lang còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khoai lang lại chứa tinh bột khiến nhiều chị em lo ngại khi ăn nhiều sẽ dễ bị béo phì. Vậy ăn khoai lang có mập không? Cùng Phunugioi.com theo dõi và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

ăn khoai lang có mập không

Ăn khoai lang có mập không

1. Ăn khoai lang có mập không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong khoai lang không hề chứa cholesterol và chất béo nên là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Đồng thời, còn chứa các chất khó phân hủy nên tạo cảm giác no lâu. Không những thế, còn giúp ngăn ngừa quá trình chuyển hóa chất béo bên trong cơ thể. Cụ thể:

Khoai lang có hàm lượng calo thấp

Khoai lang có hàm lượng calo thấp nên không gây béo phì hay tăng cân. Bạn có thể ăn khoai lang nướng, luộc hoặc hấp thay vì chiên, rán.

Bạn có thể sử dụng khoai lang như một món ăn nhẹ cho bữa phụ vào buổi sáng, chiều hoặc tối.

Chứa nhiều chất xơ

Chất xơ là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân. Khi ăn khoai lang, chất xơ sẽ đi vào dạ dày tạo thành mạng lưới giống như gel khiến bạn luôn có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn.

Chất xơ cũng có tác dụng đóng gói, ngăn chặn sự hấp thu các chất béo và hỗ trợ sản xuất các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, việc tiêu thụ khoai lang giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và bài tiết nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

khoai lang hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Khoai lang hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Hàm lượng nước cao

Với hàm lượng nước cao cũng là lý do khiến cho khoai lang được xem là thực phẩm quen thuộc để sử dụng khi giảm cân. Khi cơ thể bị mất hoặc thiếu nước thì các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể sẽ bị chậm lại, từ đó không giải phóng được năng lượng và dẫn đến tích tụ mỡ gây béo phì, tăng cân.

Do đó, việc bổ sung khoai lang vào cơ thể sẽ giúp bù nước cho tế bào bắt đầu quá trình trao đổi chất, cân bằng độ pH, ngăn ngừa tích lũy mỡ thừa và loại bỏ hết độc tố. Kết hợp cùng chất xơ từ khoai lang sẽ giúp ngăn chặn bạn nạp nhiều thực phẩm không cần thiết cho cơ thể.

Chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết được hiểu là giá trị nồng độ glucose trong máu với đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường, béo phì và nhiều căn bệnh nguy hại khác cho sức khỏe.

Chính vì vậy, một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như khoai lang khiến chúng là thực phẩm an toàn khi giảm cân và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Mặt khác, khoai lang còn chứa adiponectin hormone và carbohydrate giải phóng chậm, khi kết hợp với nhau sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.

khoai lang tốt cho người tiểu đường

Khoai lang tốt cho người tiểu đường

2. Chế độ giảm cân bằng khoai lang 

Nếu muốn giảm cân, giải độc, đào thải chất béo an toàn và hiệu quả thì bạn có thể áp dụng chế độ ăn khoai lang kết hợp cùng các thực phẩm khác đều đặn 3 ngày/tuần dưới đây:

Ngày 1

Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc + 1 quả trứng luộc + 1 cốc trà xanh.

Bữa trưa: 1 củ khoai lang luộc + 1 hũ sữa chua + 85g gà hoặc cá nướng.

Bữa tối: 1 củ khoai lang luộc + 1 hũ sữa chua + 85g gà hoặc cá nướng.

Ngày 2

Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc + 1 cốc cà phê đen + 2 lòng trắng trứng chiên.

Bữa trưa: 1 cốc sữa + salad, rau xanh, nấm, khoai lang luộc với nước sốt.

Bữa tối: 1 củ khoai lang luộc + 85g gà, cá nướng hoặc đậu phụ + bông cải xanh xào.

Ngày 3

Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc + 1 quả chuối + 4 hạt hạnh nhân + 1 cốc trà xanh

Bữa trưa: Súp khoai lang + bánh mì nướng 1 cái + 1 hũ sữa chua

Bữa tối: Khoai lang nghiền + súp lơ, đậu đỏ + nấm nướng.

chế độ ăn kiêng bằng khoai lang

Chế độ ăn kiêng bằng khoai lang

Ngoài chế độ ăn kiêng bằng khoai lang thì bạn cũng cần phải kết hợp với chế tập luyện thể thao mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn tập gym, yoga hoặc các bộ môn bơi lội, chạy bộ, khiêu vũ,…Bất cứ phương pháp vận động thể thao nào để vừa đào thải chất độc, hỗ trợ giảm cân vừa tăng cường sức khỏe.

3. Thực phẩm nên ăn kèm cùng khoai lang

  • Rau củ: cần tây, rau mùi, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, súp lơ, củ cải đường, rau bina, rau cải xoăn, rau diếp.
  • Hoa quả: táo, nho, đào, mận, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu.
  • Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, maca, hướng dương, hạt chia, hạt bí ngô,…
  • Các loại sữa: sữa chua, bơ sữa, pho mát.
  • Đồ uống: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau, nước dừa, sinh tố, trà xanh, cà phê đen,…
  • Các loại thảo mộc: húng tây, lá nguyệt quế, nghệ, rau mùi, thì là, nhục đậu khấu, hương thảo.

các loại thực phẩm ăn kèm khoai lang

Các loại thực phẩm ăn kèm khoai lang

4. Thực phẩm cần tránh khi giảm cân bằng khoai lang

  • Các loại thực phẩm chứa đường.
  • Thực phẩm đóng hộp.
  • Thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Thức ăn có chỉ số đường huyết cao.
  • Nước tăng lực, nước ngọt.

5. Một số lưu ý khi ăn khoai lang

  • Để giúp giảm cân hiệu quả, nên ăn khoai lang có vỏ ngoài màu đỏ và ruột màu vàng.
  • Không ăn khoai lang lúc quá đói bụng vì sẽ làm giảm chỉ số đường huyết, gây chóng mặt, mệt mỏi.
  • Không ăn quá nhiều khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, chướng bụng, ợ chua.
  • Không sử dụng khoai lang để thay thế hoàn toàn cho cơm và rau củ sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Vỏ khoai lang giàu vitamin và chất khoáng nên khi luộc hoặc nướng nên rửa sạch, để cả vỏ để bảo vệ các dưỡng chất bên trong.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đã giúp bạn hiểu rõ “ăn khoai lang có mập không?” và những lợi ích bất ngờ từ khoai lang. Bạn cũng nên có một chế độ ăn kiêng hợp lý để giúp giảm cân hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé!