Mách bạn 3 cách làm vịt nấu giả cầy thơm ngon, bổ dưỡng

Từ thời xưa, giả cầy được xem là món ăn rất được ưa thích của người dân miền Bắc, nhất là vào những ngày mưa lạnh. Sau đó, lan sang các tỉnh khác lại có cách chế biến đặc trưng riêng để phù hợp với khẩu vị. Ngoài công thức nấu giả cầy từ chân giò quen thuộc, hôm nay Phụ nữ giỏi sẽ chia sẻ cho bạn 3 cách làm vịt nấu giả cầy của miền Bắc, miền Trung và miền Tây cũng rất ngon nhé!

vịt nấu giả cầy

Vịt nấu giả cầy

1. Giới thiệu về món vịt nấu giả cầy

  • Đặc điểm: Vịt nấu giả cầy sử dụng các nguyên liệu chính là vịt xiêm, gừng, riềng, mẻ, mắm tôm, nghệ và nước dừa, đậu phộng tùy thích rồi đem ninh cho chín mềm.
  • Nguồn gốc: Vịt nấu giả cầy là đặc sản nổi tiếng bắt nguồn từ miền Bắc.
  • Phân loại: Cách làm vịt nấu giả cầy miền Bắc, vịt nấu giả cầy miền Trung và vịt nấu giả cầy miền Tây.
  • Thời điểm dùng: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, dùng làm món ăn chính trong bữa cơm hoặc món nhậu đều được.
  • Lợi ích: Cung cấp các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống xơ vỡ động mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi,…

2. Cách làm vịt nấu giả cầy miền Bắc

Nguyên liệu (4 người ăn)

  • Vịt xiêm: 1 con khoảng 1,5kg
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Hành khô: 1 củ
  • Nghệ tươi: 1 củ
  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Riềng: 1 củ
  • Mắm tôm: 1 muỗng
  • Mẻ: 3 muỗng
  • Dừa tươi: 1 trái
  • Chanh tươi: 1 trái
  • Rượu trắng: 1/2 chén con
  • Ngò, mùi tàu
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, muối

nguyên liệu vịt nấu giả cầy miền bắc

Nguyên liệu vịt nấu giả cầy miền bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Chanh bổ đôi.
  • Nghệ, riềng cạo vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Tỏi, hành băm nhỏ. Ngò, mùi tàu nhặt rửa sạch và thái nhỏ.
  • Thịt vịt làm sạch, khử mùi hôi bằng chanh và muối rồi rửa với hỗn hợp rượu gừng và rửa lại nước sạch.
  • Đem thui thịt vịt trên bếp ga hoặc than hoa cho cháy xém, chặt miếng vừa ăn.
  • Cho thịt vịt vào tô cùng 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh mắm tôm, 1 thìa cà phê bột ngọt, 3 thìa canh mẻ, 1 thìa canh nghệ, 1 thìa canh riềng, 1 thìa canh hành tím và 1/2 thìa canh tỏi. Trộn đều, ướp trong 30 phút.

sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Thực hiện

  • Bắc nồi lên bếp, cho số tỏi còn lại vào phi thơm rồi cho thịt vịt vào xào săn.
  • Đổ thêm nước dừa vào xấp mặt thịt, đun sôi rồi mới hạ lửa nhỏ đun đến khi vịt chín mềm.
  • Khi nước dùng sánh lại thì thêm 1 thìa riềng, đảo đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho ngò, mùi tàu vào và tắt bếp.
  • Múc vịt nấu giả cầy ra tô và ăn cùng với cơm hoặc bún.

cách làm vịt nấu giả cầy miền bắc

Cách làm vịt nấu giả cầy miền bắc

3. Cách làm vịt nấu giả cầy miền Trung

Nguyên liệu (4 người ăn)

  • Vịt xiêm: 1,5kg
  • Riềng: 1 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Sả: 5 cây
  • Ớt: 2 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Mắm tôm: 2 thìa cà phê
  • Mẻ: 2 thìa canh
  • Bột nghệ: 1 thìa cà phê
  • Gia vị: đường, dầu ăn, muối, hạt nêm

nguyên liệu vịt nấu giả cầy miền trung

Nguyên liệu vịt nấu giả cầy miền trung

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt vịt làm sạch, khử mùi hôi bằng gừng giã dập, muối và rượu trắng rồi rửa lại nước sạch.
  • Thui vịt cho xém vàng, chặt miếng vừa ăn và cho vào tô.
  • Gừng cạo vỏ, thái sợi. Riềng cạo vỏ, xay nhỏ hoặc giã nát.
  • Sả cắt khúc, đập dập. Tỏi, ớt băm nhỏ. Mẻ lọc lấy nước.
  • Ướp thịt vịt với mẻ, mắm tôm, gừng, sả, riềng, ớt và 1 thìa canh đường trong 30 phút.

ướp thịt vịt

Ướp thịt vịt

Bước 2: Thực hiện

  • Bắc nồi lên bếp cùng chút dầu ăn, đun nóng, cho tỏi vào phi thơm rồi đổ thịt vịt vào xào săn.
  • Cho thêm ít nước sôi vào đảo đều, vặn lửa nhỏ và đun cho vịt chín mềm, nước sánh lại thì nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp.
  • Cuối cùng, múc vịt nấu giả cầy ra tô hoặc đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng mới ngon.

cách làm vịt nấu giả cầy miền Trung

Cách làm vịt nấu giả cầy miền Trung

4. Cách làm vịt nấu giả cầy miền Tây

Nguyên liệu (4 người ăn)

  • Vịt xiêm: 1 con (1,5 – 2kg)
  • Nước dừa: 200ml
  • Sả: 4 nhánh
  • Tương hột: 1 hủ
  • Đậu phộng rang giã nhỏ
  • Tỏi, hành tím, gừng, ớt
  • Gia vị: đường, bột ngọt, dầu điều, muối, sa tế, ngũ vị hương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Sả bóc lớp vỏ già bên ngoài, cắt khúc, 1 phần băm nhỏ và 1 phần đập dập.
  • Tỏi, hành bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
  • Thịt vịt làm sạch bằng muối, gừng rồi rửa lại nước sạch, để ráo. Sau đó, thui phần da cho thơm và chặt miếng vừa ăn.
  • Cho thịt vịt vào tô cùng 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa canh đường, 2 – 3 thìa canh tương hột, 1 thìa cà phê ngũ vị hương, tỏi, sả, hành và ướp 30 phút.

sơ chế thịt vịt

Sơ chế thịt vịt

Bước 2: Thực hiện

  • Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho tỏi, hành băm và sả đập dập vào phi thơm.
  • Cho thịt vịt vào xào săn, thêm nước dừa vào đun cho thịt chín mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, thêm đậu phộng rang vào.
  • Làm nước chấm: cho 1 thìa canh tương hột nghiền nhuyễn, nước cốt dừa, đậu phộng rang, sả, ớt băm và đường vào khuấy tan đều.
  • Múc vịt nấu giả cầy ra tô và ăn nóng cùng với nước chấm.

cách làm vịt nấu giả cầy miền Tây

Cách làm vịt nấu giả cầy miền Tây

5. Cảm nhận về món vịt nấu giả cầy

  • Món vịt nấu giả cầy có màu sắc hấp dẫn, nước dùng sánh lại lại rất vừa ăn và có mùi thơm phức.
  • Miếng thịt vịt ngọt mềm nhưng không bị nát hòa quyện cùng vị chua dịu của mẻ, đậm đà của mắm tôm, bùi ngậy của đậu phộng, nước dừa và thơm cay của gừng, riềng.
  • Món vịt nấu giả cầy rất thích hợp để thưởng thức khi còn nóng cùng bún tươi, cơm trắng hoặc chấm bánh mì. Đặc biệt, đây còn là món nhậu lý tưởng vào ngày lạnh được cánh mày râu thích mê.

6. Lưu ý khi ăn vịt nấu giả cầy

  • Những người có hệ tiêu hóa kém, cơ thể lạnh, bệnh gout hoặc vừa mới phẫu thuật,…không nên ăn thịt vịt.
  • Tuyệt đối không được ăn kèm thịt vịt với thịt rùa, thịt thỏ, mộc nhĩ, hạt óc chó, hồ đào, quả mận.

Mỗi vùng miền khác nhau lại có một cách nấu vịt giả cầy đặc trưng riêng phải không nào? Tùy theo sở thích của gia đình mà bạn có thể lựa chọn một công thức phù hợp để mang đến cho cả nhà một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhé!