Hướng dẫn 2 cách nấu mì vịt tiềm thơm ngon ngất ngây
Mì vịt tiềm được biết đến là món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Nó là sự kết hợp tuyệt vời của thịt vịt thơm ngon cùng với hương vị đậm đà của xương hầm, thuốc bắc,…tạo nên món ăn vạn người mê. Nếu bạn đang tìm công thức để chế biến món ăn này thì mời bạn tham khảo 2 cách nấu mì vịt tiềm mà Phunugioi.com sưu tầm được trong bài viết dưới đây.
Cách nấu mì vịt tiềm
Nội dung chính
Giới thiệu về món mì vịt tiềm
- Đặc điểm: thịt vịt làm sạch nấu cùng nước ninh xương, thuốc bắc, gia vị,.. tạo nên một món ăn thơm ngon hấp dẫn.
- Nguồn gốc: có xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa
- Phân loại: mì vịt tiềm thuốc Bắc, mì vịt tiềm phong cách người Hoa.
- Thời gian dùng: có thể sử dụng bất kỳ thời gian nào bạn muốn.
- Lợi ích: hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, điều trị lao phổi, ung thư, trừ nhiệt, giảm cân,…
Có thể bạn quan tâm:
1. Cách nấu mì vịt tiềm thuốc Bắc
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 1 con vịt
- 7 cái đùi vịt
- 1kg xương cổ lợn
- 1 trái la hán quả
- 2-3 cánh hoa hồi
- 1 miếng vỏ quýt khô
- 6-7 tai nấm đông cô
- 2g đinh hương
- 20g thục địa
- 2 trái thảo quả chín
- 2g hoa tiêu
- 1 nhánh gừng già
- 4-5 củ hành khô
- 2-3 thìa xì dầu
- 4 cây sả tươi
- 1 củ riềng to
- 1 bó cải ngọt
- Mì trứng
- 20 ml rượu nếp
- Gia vị: muối hạt,muối trắng, đường, hạt nêm,…
Nguyên liệu nấu mì vịt tiềm ngon chuẩn nhà hàng
Bước 1: Sơ chế
- Xương rửa sạch với nước muối, ngâm 2-3 phút, vớt ra, rửa cho sạch hẳn và chần sơ qua nước sôi.
- Cho xương cùng 5l nước vào ninh trên bếp khoảng 2 tiếng và thường xuyên hớt bọt.
- Vịt làm cho sạch, dùng muối hạt chà xát thân vịt cả trong và ngoài, ngâm trong nước muối 15-20p và rửa sạch.
- Đùi vịt đem lọc bỏ mỡ và rửa sạch cùng với nước muối.
- Gừng giã nhuyễn, trộn cùng 1 nhúm muối trắng và 20ml rượu nếp.
- Lấy hỗn hợp trên chà toàn thân vịt, đùi vịt và ướp trong 45 cho hết hôi.
- Cải ngọt bỏ gốc, rửa sạch và để ráo.
- Nấm đông cô bỏ gốc, rửa sạch và thái sợi.
- Hành khô bóc vỏ, để nguyên củ.
Sơ chế nấu mì vịt tiềm thuốc Bắc
- Sả bỏ bẹ già, gốc, rửa sạch, đập dập, cắt khúc.
- Riềng cạo vỏ, thái lát mỏng.
- Phi thơm sả, hành, riềng cho đến khi ngả vàng, vớt ra để ráo dầu.
- Sau khoảng 90 phút ninh xương, thả sả, hành, riềng vào nồi nước và đun tiếp.
Bước 2: Chế biến
- Lấy xì dầu xoa đều lên toàn thân vịt và ướp vịt trong 5p.
- Chiên vịt bằng dầu vừa sử dụng cho đến khi vàng tới, vớt ra, để ráo dầu. Nếu chị em sử dụng Vịt quay thì có thể bỏ qua bước này.
- Chần vịt vừa chiên qua nước sôi để thịt săn lại, bớt dầu và trông đẹp mắt.
- Cho một chút muối, đường phèn vào nồi nước ninh xương.
- Cho đùi vịt, nấm đông cô thái sợi và thuốc bắc vào, ninh nhỏ lửa trong 30p.
- Cho thêm hạt nêm, dầu hào và 1 chút muối vào nước dùng.
- Mì trứng luộc trong nước sôi 1-2p, vớt ra và để ráo.
- Cải ngọt trụng qua nước sôi 1-2p cho chín tái và vớt ra.
Cách nấu mì vịt tiềm thuốc Bắc
Vậy là bạn đã nấu xong món mì vịt tiềm thuốc Bắc. Lấy 1 bát tô cho mì trứng, rau cải, đùi vịt, nấm đông cô vào và múc nước dùng là có thể thưởng thức được.
Xem thêm:
2. Cách nấu mì vịt tiềm nước dừa phong cách người Hoa
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 300g xương lợn
- 0,5kg thịt vịt
- 2 cánh hoa hồi
- 80g nấm đông cô
- 5g đinh hương, thanh quế, tiêu
- 1 củ gừng
- 10g cam thảo
- 1 bó cải thìa to
- 3 cuộn mì trứng
- 2 thìa rượu nếp
- 3 thìa dầu ăn
- 80ml nước tương
- 80g đường cát
- 40g hạt nêm
- 10g tiêu xay
- Nước dừa ( 1 quả dừa)
Nguyên liệu nấu mì vịt tiềm nước dừa phong cách người Hoa
Bước 1: Sơ chế
- Gừng cạo vỏ , rửa sạch, 1 phần thái lát, 1 phần giã nhuyễn.
- Thịt vịt chà cùng rượu trắng, gừng giã nhuyễn, rửa nhiều lần với nước lạnh cho sạch.
- Vịt ướp cùng 20g hạt nêm, 60g đường cát, 60ml nước tương, 5g tiêu xay trong 15p.
- Đun nóng dầu trên bếp, cho vịt vào chiên đến khi da vàng.
- Rau cải nhặt rễ, rửa sạch, ngâm với chút muối loãng, để ráo nước.
- Nấm đông cô bỏ chân, rửa sạch, để ráo nước.
Sơ chế nấu mì vịt tiềm nước dừa phong cách người Hoa
Bước 2: Chế biến
- Xương lợn rửa sạch, đun qua nước sôi khoảng 5p, rửa lại lần nữa cho sạch hẳn.
- Rang gừng và thảo mộc trên chảo đến khi vàng và có mùi thơm.
- Cho gừng và thảo mộc vào nồi xương, đổ thêm nước dừa và nước lọc cho đủ 2 lít vào ninh xương khoảng 45p cho nhừ.
- Lấy nước dùng đó hầm với thịt vịt và nấm đông cô trong 45p, cho 20ml nước tương, đường , hạt nêm vào, đun thêm 5p thì tắt bếp.
- Cải trụng sơ với nước sôi cho chín tái, vớt ra, để ráo nước.
- Luộc mì qua nước sôi, cho thêm 1 ít dầu ăn, vớt ra, để ráo.
Cách nấu mì vịt tiềm nước dừa phong cách người Hoa
Vậy là món mì vịt tiềm đã được nấu xong. Cách ăn mì vịt tiềm của người Hoa có nét tương đồng với người Việt. Lấy 1 bát tô sạch, cho mì đã được luộc vào, cải thìa, thịt vịt và cho nước dùng vào là ngon tuyệt vời.
Xem thêm:
Cảm nhận về món mì vịt tiềm
- Vào những ngày trời se lạnh, bưng trên tay một tô mì vịt tiềm nóng hổi, bốc khói nghi ngút thơm đậm mùi thuốc bắc. Sợi mì dai dai kết hợp với thịt vịt đã được tiềm mềm hoặc tiềm rồi chiên giòn thật thơm ngon, ăn một lần là nhớ mãi. Nước dùng thì ngọt thanh từ các loại gia vị như la hán quả, đường phèn và thục địa. Chắc chắn bạn sẽ chẳng tìm được món ăn nào có hương vị giống như vậy.
- Mì vịt tiềm ngon nhất khi ăn nóng kèm với một đĩa đu đủ ngâm chua ngọt và chấm với nước giấm tiều, nước tương hay tương ớt. Bạn hãy thử xem nhé, đảm bảo sẽ nghiện ngay từ lần đầu thưởng thức.
cảm nhận về món mì vịt tiềm
Lưu ý khi ăn mì vịt tiềm
- Những ai không nên ăn mì vịt tiềm: người vừa phẫu thuật, người bị ho, người có hệ tuần hoàn kém, người bị bệnh tim, mỡ máu, gout,..
- Mì vịt tiềm không được ăn với những loại thực phẩm như: trứng gà, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, baba, thịt thỏ,..
Vậy là bạn đã biết 2 cách nấu mì vịt tiềm thơm ngon. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ bổ sung món này vào thực đơn gia đình để thay đổi bữa ăn phong phú hơn. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!