Chi tiết 3 cách nấu cháo vịt cho đầu bếp tại gia trổ tài

Cháo vịt là món ăn có thể làm hài lòng mọi thực khách, kể cả những người khó tính nhất. Bát cháo nóng hổi kết hợp với miếng thịt vịt ngọt mềm như chứa đựng cả tình hoa của trời đất. Để thay đổi bữa ăn cho gia đình, hãy trổ tài ngay với 3 cách nấu cháo vịt chuẩn Phụ Nữ Giỏi chia sẻ bên dưới.

Cách nấu cháo vịt cho đầu bếp tại gia trổ tài

Cách nấu cháo vịt cho đầu bếp tại gia trổ tài

1. Giới thiệu về món cháo vịt

  • Đặc điểm: Cháo vịt có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác nhau như đậu xanh, khoai sọ… để làm ra món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Phù hợp cho cả người lớn, người già và trẻ nhỏ..
  • Phân loại: Cháo vịt truyền thống, cháo vịt đậu xanh, cháo vịt cho bé
  • Nguồn gốc: Vịt cỏ Vân Đình nổi tiếng cả nước, vì thế món cháo vịt tại đây cũng được đánh giá là ngon nhất.
  • Thời điểm dùng: Dùng thay cho bữa ăn gia đình hàng ngày hoặc để tiếp đãi bạn bè.
  • Lợi ích: Trong thịt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như: chất béo, protein, Calo, các loại vitamin… Có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, thanh nhiệt.

2. Cách nấu cháo vịt thơm ngon tròn vị

Nguyên liệu cho 4 người ăn

  • Vịt xiêm hoặc vịt cỏ: 1/2 con khoảng 600gr
  • Gạo tẻ: 1 bát con
  • Gạo nếp: 1 nắm
  • Tỏi, gừng tươi: 1 củ
  • Hành phi sẵn: 1 bát.
  • Hành khô, ớt: 3 quả.
  • Rau thơm: Mùi tàu, tía tô, húng quế…
  • Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối, mì chính

Nguyên liệu nấu cháo vịt

Nguyên liệu nấu cháo vịt

Các bước nấu cháo vịt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Vịt có thể mua loại làm sẵn hoặc tự làm ở nhà. Sau khi rửa sạch với nước muối, dùng hỗn hợp rượu trắng + gừng giã dập sát lên mình vịt để loại bỏ mùi hôi. Rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
  • Trộn gạo tẻ và gạo nếp với nhau, vo sạch để ráo. Có thể rang gạo lên để khi nấu dậy mùi thơm.
  • Hành hoa, mùi tàu, tía tô, húng quế rửa sạch thái nhỏ.
  • Bọc kín hỗn hợp cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng.

Bước 2: Chế biến món cháo vịt

  • Luộc thịt vịt với 2 củ hành khô đã nướng chín, đập dập. Trong quá trình luộc nhớ hớt bọt để nước dùng thanh.
  • Sau khoảng 10-15 phút, cho gạo và nấu cùng vịt. Để sôi khoảng 30-35 phút vớt vịt ra đĩa.
  • Phần cháo trong nồi nêm gia vị gồm hạt nêm, muối, mì chính, hạt tiêu vừa ăn. Đun thêm 5 phút tắt bếp.
  • Chặt thịt vịt thành các miếng vừa ăn rồi xếp lên đĩa.
  • Trình bày lên mâm bao gồm cháo, rau thơm, thịt vịt và hành phi. Có thể làm thêm một bát nước chấm mắm gừng để chấm với thịt vịt luộc.

Bày báo vịt lên mâm và thưởng thức

Bày báo vịt lên mâm và thưởng thức

3. Cách nấu món cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu cho 4 người ăn

  • Vịt cỏ: 500gr
  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Đậu xanh: 100gr
  • Gừng, hành tím: 2 củ
  • Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối, hạt nêm
  • Rau thơm: Giá đỗ, rau ngổ, xà lách, húng quế

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt vịt rửa sạch với muối và nước cốt chanh để khử mùi hôi. Rửa lại bằng nước sạch để ráo nước.
  • Rau ăn kèm nhặt và rửa sạch.
  • Ngâm gạo với đỗ xanh nguyên vỏ vào nước khoảng 1 tiếng trước khi nấu.

Bước 2: Chế biến món ăn

  • Luộc vịt với 2,5 lít nước và 1 củ gừng đã nướng chín đập dập. Cho thêm nửa thìa cà phê muối để vịt ngấm gia vị. Luộc trong khoảng 30-35 phút thì vớt ra, lưu ý hớt bọt để nước dùng trong.
  • Luộc thịt vịt với gừng để loại bỏ mùi hơi
  • Thịt vịt lọc lấy thịt, băm nhỏ hoặc thái miếng vừa ăn.
  • Cho gạo vào nồi nước luộc vịt ninh nhỏ lửa khoảng 30 phút. Sau đó cho đỗ xanh vào ninh thêm 1 tiếng nữa để gạo và đỗ xanh nở bung xòe. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.

Cháo vịt đậu xanh thơm ngon sau khi thành phẩm

Cháo vịt đậu xanh thơm ngon

4. Cách nấu cháo vịt cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt đùi hoặc ức vịt: 1 cái khoảng 200 gram
  • Khoai sọ: 1 củ
  • Gạo tẻ: 1 chén cơm
  • Gạo nếp: 1 nắm tay
  • Hành lá

Nguyên liệu để nấu cháo vịt cho bé

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên vật liệu

– Gạo nếp và gạo tẻ bạn vo sạch.

– Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng nhỏ rồi đêm hấp chín và xay nhuyễn.

– Thịt vịt sau khi mua về dùng rượu và gừng chà sát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước nhiều lần cho sạch. Cắt vịt riêng phần thịt và xương

Bước 2: Tiến hành nấu cháo

– Bắc nồi lên bếp, thả xương vịt vào để ninh lấy nước ngọt.

– Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa, hớt bỏ lớp bọt nổi lên

– Sau khi ninh khoảng 30 phút, gắp xương vịt ra. Nên lọc qua rây để loại bỏ những phần xương vụn còn xót.

– Đổ lại nước hầm xương và gạo vào nổi ninh.

– Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa, mở nắp một chút để tránh cháo bị trào.

–  Khi hạt cháo đã chính và nở bung đều, cho khoai sọ và thịt vịt vào nồi, nêm gia vị mắm, muối vừa ăn. Lưu ý nếu trẻ còn nhỏ dưới 2 tuổi không nên cho hạt nêm và mì chính.

– Cho chút hành hoa thái nhỏ vào và tắt bếp. Đợi cháo nguội múc ra bát cho bé thưởng thức.

Đợi cháo nguội và cho bé thưởng thức

5. Cảm nhận về món cháo vịt

  • Với món cháo vịt khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ cháo, hương thơm của hành phí. Miếng thịt vịt dai ngọt chấm với nước mắm gừng càng khiến mùi hương thêm hấp dẫn.
  • Với món cháo vịt đậu xanh, cái bùi của đậu xanh được thể hiện rất rõ. Kết hợp với miếng thịt vịt mềm mịn tăng thêm cảm giác thèm ăn cho bất cứ ai.
  • Món cháo vịt của bé thơm ngon, bùi ngậy của vị khoai sọ, kết hợp với thịt vịt ngọt rất giàu dinh dưỡng, dùng để thay đổi khẩu vị cho bé rất hợp.

6. Cần lưu ý cần tránh khi ăn cháo vịt

Cháo vịt là món ăn rất được yêu thích, hơn nữa lại không kén người ăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý:

  • Người bị bệnh gout, ho, cơ thể lạnh, yếu thì không nên ăn nhiều thịt vịt.
  • Nếu nấu cho trẻ em dưới 1 tuổi thì không được cho thêm gia vị hoặc phải dùng gia vị dành riêng cho bé.

Cháo vịt ngon nhất là phải thưởng thức khi còn nóng. Vì thế bạn có thể trổ tài bếp núc của mình vào những ngày cuối tuần, khi có đủ mọi thành viên trong gia đình. Hãy ghi nhớ lại ngay để có thể bắt tay vào nấu nướng bất cứ lúc nào.