Cách làm dầu gấc không cần dầu ăn nhanh chóng, bảo quản được lâu

Dầu gấc có nhiều chất dinh dưỡng, dù sử dụng cho người lớn hay trẻ em đều thích hợp. Để đảm bảo an toàn, thay vì mua sẵn ngoài hàng bạn hãy tự thực hiện tại nhà với cách làm dầu gấc không cần dầu ăn được Phunugioi.com chia sẻ dưới đây. Một mẻ dầu gấc thành phẩm có thể sử dụng tới 3 tháng nếu bảo quản đúng cách.

cách làm dầu gấc

Cách làm dầu gấc không cần dầu ăn đơn giản tại nhà

1. Giới thiệu về dầu gấc

  • Đặc điểm: Dầu gấc được làm từ thịt quả gấc, thêm chút dầu dừa nấu trên bếp, sau đó lọc bỏ phần xác và giữ lại phần dầu để sử dụng hàng ngày.
  • Thời điểm dùng: Dùng làm gia vị thêm vào các món ăn hoặc để làm đẹp.
  • Lợi ích: Dầu gấc bổ sung vitamin, caroten, các loại vitamin A, E… Giúp làm lành vết thương nhanh chóng, trị chứng mắt khô, mỏi mắt, dưỡng da mịn màng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Xem thêm:

2. Cách làm dầu gấc không cần dầu ăn

Trong quá trình lựa chọn nguyên liệu, bạn cần chọn gấc tươi, đã chín và có màu đỏ đẹp mắt. Đây là yếu tố then chốt để tạo nên thành phẩm có màu sắc bắt mắt, đúng vị.

Nguyên liệu cho 4 người ăn

  • Gấc chín: 1 quả khoảng 1kg
  • Dầu dừa hoặc dầu đậu nành: 300ml
  • Nồi có đáy dày: 1 cái
  • Rây lọc: 1 cái hoặc dùng khăn xô để lọc bã

nguyên liệu làm dầu gấc

Nguyên liệu làm dầu gấc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gấc chín mua về bổ đôi, dùng thìa lấy toàn bộ phần hạt gấc bên trong ra cho vào bát tô. Tiếp đến nạo tiếp phần mỡ vàng của gấc ra để sang bát khác. Đây là phần chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, bạn không nên bỏ đi.

gấc mua về bổ đôi lấy hạt

Gấc mua về bổ đôi lấy hạt

– Hạt gấc sau khi tách ra khỏi hạt bạn có thể làm khô theo 3 cách sau:

+ Sấy trên lò ở nhiệt độ 70 độ C cho đến khi bề mặt hạt gấc se lại là được.

+ Cho hạt gấc ra mâm hoặc khay, dàn đều rồi mang đi phơi nắng khoảng 3-4 tiếng. Khi sờ hạt gấc thấy không bị dính tay là được.

+ Đổ hạt gấc ra khay, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng. Lấy thử 1 hạt gấc ra và bóc lớp màng đỏ thấy dễ là đạt yêu cầu.

– Hạt gấc sau khi sơ chế, đã se lại bạn dùng dao hoặc tay bóc lấy lớp màng đỏ bỏ ra bát riêng, sau đó đem xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ.

hạt gấc sau khi sơ chế đem say nhuyễn

Hạt gấc sau khi sơ chế đem say nhuyễn

Bước 2: Chế biến món ăn

– Cho hạt gấc đã cắt/xay nhỏ vào nồi đế dày cùng dầu dừa hoặc dầu đậu nành. Đun nóng trên bếp với nhiệt độ khoảng 70 độ C. Trong quá trình đun thì đảo đều để thịt gấc tiết ra dầu.

đun nóng gấc trên bếp

Đun nóng gấc trên bếp

– Đun hỗn hợp liên tục trên bếp khoảng 35-45 phút, lưu ý không để lửa quá to nếu không sẽ làm hỗn hợp cháy khét, mất dinh dưỡng.

– Khi lớp màng đỏ teo lại, khô cứng, màu hỗn hợp có màu đỏ trong nghĩa là đã đạt yêu cầu, tắt bếp.

– Để khoảng 10-15 phút cho hỗn hợp dầu gấc nguội bớt, bạn dùng rây lọc hoặc khăn xô để lọc dầu gấc và phần bã ra riêng. Nên múc từng phần thay vì lọc hết cùng lúc.

– Cho dầu gấc vào lọ, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời.

dầu gấc sau khi thành phẩm

Cách làm dầu gấc không cần dầu ăn

Yêu cầu thành phẩm dầu gấc

Dầu gấc thành phẩm sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm rất bắt mắt, khi ngửi có hương thơm thoang thoảng tự nhiên của gấc và dầu dừa. Thêm vào các món ăn sẽ làm tăng thêm hương vị và màu sắc rất hấp dẫn.

Cần lưu ý cần tránh khi sử dụng dầu gấc

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế dùng dầu gấc.

– Trong dầu gấc có hàm lượng vitamin A lớn, vì thế những người bị thừa vitamin A không nên sử dụng để tránh bị ngộ độc.

Cách làm dầu gấc không cần dầu ăn tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện phải không nào. Chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để chuẩn bị và chế biến là bạn đã có ngay dầu gấc thơm ngon, an toàn thực phẩm để sử dụng. Thử trổ tài ngay thôi nào!