Hướng dẫn 3 cách làm dưa kiệu thơm ngon trong ngày Tết cổ truyền

Dưa kiệu là món ăn không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình Việt từ xưa đến nay. Nó luôn chiếm được sự yêu thích của mọi người bởi củ kiệu trắng thơm, giòn giòn. Mỗi dịp tết đến xuân về là nhà nhà lại làm món ăn này như một gia vị đậm đà của bản sắc quê hương. Hôm nay, Phunugioi.com sẽ mang đến cho bạn 3 cách làm dưa kiệu ngon ngay tại nhà.

Cách làm dưa kiệu

Cách làm dưa kiệu

Giới thiệu về dưa kiệu

  • Đặc điểm: củ kiệu kết hợp với muối, đường, giấm, nước mắm…tạo nên món dưa muối thơm ngon.
  • Phân loại: dưa kiệu muối đường, dưa kiệu chua ngọt, dưa kiệu ngâm nước mắm
  • Thời điểm dùng: có thể dùng bất cứ khi nào bạn muốn, được sử dụng nhiều nhất vào những ngày lễ tết.
  • Lợi ích: giải cảm, tăng sức đề kháng, kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch,…

1. Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)

  • 500gr củ kiệu
  • Muối, đường, giấm gạo
  • Gừng, ớt
  • Bình ngâm kiệu

Nguyên liệu làm dưa kiệu chua ngọt

Nguyên liệu làm dưa kiệu chua ngọt

Bước 1: Sơ chế

  • Củ kiệu rửa sạch, cắt bỏ rễ, chỉ lấy phần củ trắng, không nên cắt sát gốc vì nước thấm vào sẽ hỏng phần ruột. Nên chọn những củ kiệu tròn, cứng cáp, có mùi thơm nồng hơi cay.
  • Mang củ kiệu đi ngâm nước muối loãng (nước gio bếp, phèn chua hoặc nước gạo) khoảng 2 tiếng để giảm mùi hăng, làm kiệu giòn và sạch hơn.
  • Vớt củ kiệu ra rổ, phơi năng từ 1 tới 3 ngày cho ráo.

Sơ chế làm dưa kiệu chua ngọt

Sơ chế làm dưa kiệu chua ngọt

  • Gừng cạo vỏ, thái sợi chỉ
  • Ớt bỏ hạt hoặc để nguyên quả

Bước 2: Chế biến

  • Cho 150ml nước lọc cùng 500ml nước mắm nogn vào đun đến khi sôi, cho 2 thìa đường vào khuấy đều rồi tắt bếp, để nguội.
  • Củ kiệu rửa sạch lại với nước lạnh, đem đảo qua nước sôi rồi để ráo nước.
  • Cho củ kiệu, gừng, ớt vào lọ thủy tinh, đổ ngập phần nước mắm đường vào ngâm trong 2 ngày là có thể ăn được.

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Cách làm dưa kiệu chua ngọt thật đơn giản đúng không nào. Khi ăn dưa bạn nên thưởng thức cùng với cơm nóng và thịt luộc sẽ rất ngon miệng.

2. Cách làm dưa kiệu muối đường

Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)

  • 500gr củ kiệu tươi
  • 200gr đường trắng
  • Dấm ăn, phèn chua, muối

Bước 1: Sơ chế

  • Củ kiệu cắt rễ, rửa sạch, đem trộn với 1/2 bát muối sạch, đổ nước ngập bề mặt củ kiệu và ngâm như vậy trong 8 tiếng thì vớt ra, rửa sạch lại.
  • Tiếp tục ngâm với phèn chua để kiệu hết hăng và giòn hơn. Rồi đem đi phơi nắng 2 đến 3 tiếng cho ráo nước là được. Bạn có thể luộc sơ kiệu rồi ngâm trong nước đá thay vì mang đi phơi nắng.

Sơ chế làm dưa kiệu muối đường

Sơ chế làm dưa kiệu muối đường

Bước 2: Chế biến

  • Hũ thủy tinh rửa sạch, lau khô.
  • Xếp củ kiệu vào hũ, rồi thêm một lớp đường, một lớp kiệu, cứ như vậy đến khi hết nguyên liệu, lớp trên cùng là đường bao kín là đã hoàn thành.

Chế biến làm dưa kiệu muối đường

Chế biến làm dưa kiệu muối đường

  • Đậy nắp hũ lại để chỗ thoáng mát khoảng 10 đến 15 ngày tới khi đường tan hết là dùng được.

Cách làm dưa kiệu muối đường

Cách làm dưa kiệu muối đường

3. Cách làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)

  • 500gr củ kiệu
  • 250ml nước mắm ngon
  • 300gr đường cát
  • Muối, dấm
  • Đu đủ, cà rốt
  • Gừng, ớt

Bước 1: Sơ chế

  • Củ kiệu làm sạch bằng gio bếp + nước pha loãng, có thể thay bằng nước muối loãng.
  • Mang củ kiệu đi phơi từ 1 đến 2 nắng để ráo nước.
  • Đu đủ, cà rốt rửa sạch, thái mỏng, phơi héo.

Sơ chế làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Sơ chế làm dưa kiệu ngâm nước mắm

  • Gừng cạo vỏ, đập dập
  • Ớt bỏ hạt hoặc thái lát tùy ý

Bước 2: Chế biến 

  • Cho 250ml nước mắm cùng với 300gr đường vào nồi nấu, khuấy liên tục cho đường tan ra hòa quyện vào nước mắm, cho hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp, để nguội.

Chế biến làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Chế biến làm dưa kiệu ngâm nước mắm

  • Xếp củ kiệu, đu đủ, cà rốt vào trong hũ sao cho đẹp mắt, cho hỗn hợp nước mắm ngập mặt kiệu và dùng thanh tre hay bát con gài lại.

Cách làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Cách làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Củ kiệu ngâm nước mắm sau 2 đêm là có thể dùng được. Khi ăn bạn nên dùng đũa riêng để gắp tránh đảo nhiều củ kiệu sẽ nhanh hỏng. Đây chính là món ăn lý tưởng cho mâm cơm thêm phần đậm đà hơn.

Cảm nhận về món dưa kiệu

  • Dưa kiệu có cách thức làm đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ ở người làm. Ngày nhỏ nhà tôi mỗi dịp tết đến là lại làm món ăn này, có lẽ vì vậy mà tôi rành rọt chuyện làm kiệu, từ khâu cắt kiệu cho đến xếp kiệu vào lọ và đợi mẹ đổ nước vào mà thôi. Những lúc này khu bếp rộn ràng và vui lắm. Những bữa ăn luôn có dưa kiệu cùng với thịt ba rọi kho, rau luộc, thịt luộc,…Đặc biệt, dưa kiệu khi ăn kèm với bánh tét, chả lụa, nem,…vào ngày mùng 1 tết thật là ngon.
  • Giờ cha mẹ đã già yếu, tôi cũng không cho cha mẹ làm nhiều, ăn thì có bao nhiêu đâu. Thời nay cái gì cũng được bày bán cả, chỉ mua nhoáng cái là xong. Thế nhưng mẹ tôi vẫn thế, gần tết là chuẩn bị lọ, củ kiệu để làm món ăn này. Cái hương vị củ kiểu thơm ngon, giòn giòn của mẹ làm vẫn luôn số 1 không thể lẫn với bất cứ hàng quán nào bán ngoài kia.

 

Cảm nhận về món dưa kiệu

Cảm nhận về món dưa kiệu

Lưu ý khi sử dụng dưa kiệu

  • Những người không nên ăn dưa kiệu: người bị khí hư, bị đau đầu, mắc bệnh dạ dày,…
  • Khi ăn dưa kiệu tránh ăn kèm một số thực phẩm có vị chua khác, điều này sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao, gây nguy cơ loét dạ dày.

Những thông tin mà chúng tôi mang đến chắc chác đã giúp bạn biết được 3 cách làm dưa kiệu thơm ngon. Bạn hãy làm món ăn này để giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng.