Hướng dẫn 2 cách nấu cơm tấm thơm, mềm đơn giản tại nhà

Cơm tấm là món ăn đã quá quen thuộc với mọi người dân miền Nam. Linh hồn của món ăn đó chính là những hạt gạo thơm, mềm. Nó là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi bữa ăn. Chúng ta hãy cùng Phunugioi.com đi tìm hiểu về 2 cách nấu cơm tấm thơm ngon trong bài viết sau nhé.

cách nấu cơm tấm

cách nấu cơm tấm

Giới thiệu về món cơm tấm

  • Đặc điểm: gạo mang đi vo sạch sẽ, cho vào nồi cơm điện hay xửng hấp nấu lên cho gạo chín đều.
  • Nguồn gốc: có xuất xứ từ Sài Gòn.
  • Phân loại: cơm tấm nấu bằng nồi cơm điện, cơm tấm nấu bằng nồi hấp
  • Thời điểm dùng: có thể dùng bất cứ thời điểm nào mà bạn muốn sáng, trưa, chiều.
  • Lợi ích: cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như glucid, protein, lipid, chất xơ, các chất khoáng (canxi, phốt pho) và các vitamin B1, B2, B6, PP,…

Có thể bạn quan tâm:

1. Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)

  • 300gr gạo tấm
  • Muối
  • Dầu ăn hay bơ lạt

Nguyên liệu nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Bước 1: Sơ chế

  • Đem gạo đi vo khoảng 3 lần rồi cho nước vào ngâm khoảng 30 phút để gạo nở ra.

Sơ chế nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Sơ chế nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Bước 2: Chế biến

  • Chắt bỏ nước đổ gạo vào nồi cơm, cho lượng nước phù hợp và tùy theo sở thích ăn khô hay ăn hơi nhão.
  • Cho thêm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu ăn vào nồi để cơm bóng bẩy và không bị dính đáy nồi.
  • Cho vào nồi nấu cơm, bật chế độ nấu, khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm để thêm 20 phút rối rút phích cắm là được.

cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Vậy là cơm tấm nấu bằng nồi cơm điện đã hoàn thành, bạn có thể kết hợp với một số thức ăn mặn để thưởng thức sẽ rất ngon miệng đấy.

Xem thêm:

2. Cách nấu cơm tấm bằng (xửng) nồi hấp

Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)

  • 300gr gạo tấm
  • 1/4 thìa cà phê muối
  • 1/2 thìa bơ lạt hoặc dầu ăn
  • 3 – 5 lá dứa

Bước 1: Sơ chế

  • Gạo mang đi vo sạch với nước từ 2 đến 3 lần.
  • Mang đi ngâm nước khoảng 10 phút.
  • Lá dứa rửa sạch, thái khúc, để ráo.

Sơ chế nấu cơm tấm bằng nồi hấp

Sơ chế nấu cơm tấm bằng (xửng) nồi hấp

Bước 2: Chế biến

  • Xếp lá dứa kín đáy xửng hấp.
  • Đổ hết phần gạo vào bên trên xửng hấp.
  • Đổ nước ngập 1/2 đáy nồi rồi cho lên bếp đun. Bật lửa to cho nhanh sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để gạo chín toàn bộ.
  • Khi nấu mở nắp 1 tới 2 lần đảo gạo cho chín đều, hấp từ 30 đến 35 phút là được.
  • Gạo chín nhắc xuống bếp, để lâu gạo sẽ bị nhão.

Cách nấu cơm tấm bằng nồi hấp

Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp

Vậy là món cơm tấm bằng xửng hấp đã hoàn thành. Nếu muốn hạt gạo bóng bẩy thì trước khi nấu bạn cho 1/2 thìa bơ lạt hay dầu ăn vào gạo rồi trộn đều.

Xem thêm:

Cảm nhận về cơm tấm

  • Một đĩa cơm tấm với miếng sườn heo nướng, quả trứng chiên, điểm thêm cọng rau xà lách, vài lát dưa leo, cà chua cùng với 1 chén nước mắm ớt rưới lên bề mặt luôn là món ăn hấp dẫn lấp đầy khoảng trống trong dạ dày của mỗi người. Khi ăn xong kèm thêm 1 ly trà đá nữa thật là tuyệt vời.
  • Có lẽ trong quãng đời sinh viên của tôi sẽ chẳng thể nào quên được mỗi buổi trưa đi học về, lười nấu ăn là lại tấp đại vô 1 quán ăn bình dân nào đó bên đường. Có thể đối với mọi người cơm tấm chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi thứ cơm trắng thân quen cùng miếng thịt heo nướng cháy xém, hơi ngòn ngọt, bị ám mùi khói tạo ra món ăn đậm đà. Trứng không được chiên quá kỹ, mà là lòng đào, dùng nĩa chọc vào lòng đỏ trào ra kết dính với những hạt gạo thật thơm ngon và ngậy ngậy.

Cảm nhận về cơm tấm

Cảm nhận về cơm tấm

Lưu ý khi sử dụng cơm tấm

Cơm tấm là món ăn đơn giản và thông dụng đối với mọi người, các thành phần như gạo, nước, lá dứa,…đều rất lành tính. Nên bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng từ trẻ em cho đến người lớn tuổi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về món ăn này.

Vậy là bài viết mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về 2 cách nấu cơm tấm. Bạn hãy lưu lại và ghi nhớ để thực hiện trong mỗi bữa ăn cho gia đình nhé.