3 cách nấu lẩu Thái đơn giản tại nhà nhưng vẫn thơm ngon, chuẩn vị

Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người vì nó kết hợp với nhiều nguyên liệu nên rất dễ ăn. Đặc biệt, trong những ngày tiết trời se lạnh thì lẩu Thái chua cay, nóng hổi lại thơm phức thì khó ai có thể chối từ. Thay vì ra ngoài hàng quán thưởng thức, Phụ nữ giỏi sẽ hướng dẫn bạn 3 cách nấu lẩu Thái đơn giản nhất tại nhà mà vẫn đảm bảo thơm ngon chuẩn vị nhé!

cách nấu lẩu Thái đơn giản

Cách nấu lẩu Thái đơn giản

1. Giới thiệu về món lẩu Thái

  • Đặc điểm: Nước dùng ninh từ xương với sả, gừng, ớt, cà chua, gia vị lẩu Thái cùng các gia vị khác rồi ăn kèm với cá, thịt, hải sản, rau củ,….
  • Nguồn gốc: Bắt nguồn từ Thái Lan, sau khi du nhập về Việt Nam được biến tấu cho phù hợp khẩu vị.
  • Phân loại: Lẩu Thái đơn giản chuẩn vị, lẩu Thái hải sản tôm mực và lẩu Thái chua cay.
  • Thời điểm dùng: Dùng làm món ăn chính cho bữa trưa hoặc bữa tối.
  • Lợi ích: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều loại bệnh,…

2. Cách nấu lẩu Thái đơn giản chuẩn vị

Nguyên liệu (4 người ăn)

Nguyên liệu nhúng lẩu

  • Thịt thăn hoặc bắp bò: 300g
  • Tôm sú: 200g
  • Mực: 200g
  • Đậu hũ: 2 miếng
  • Cá viên: 100g
  • Bắp tươi lột vỏ: 2 trái
  • Cải thảo: 1/2kg
  • Các loại nấm: 300g
  • Rau ăn kèm: rau cải, mồng tơi, hoa chuối, rau muống,….
  • Bún tươi hoặc mì gói

Nguyên liệu nấu nước dùng

  • Xương ống heo: 500g
  • Riềng: 1 củ
  • Sả: 2 củ
  • Ớt tươi: 7 trái
  • Hành tây: 1 củ
  • Lá chanh: 7 lá
  • Cà chua: 2 trái
  • Chanh tươi: 1 trái
  • Nước mắm: 3 – 4 thìa
  • Gia vị nấu lẩu Thái hoặc sốt Tom Yum: 2 thìa cà phê

Nguyên liệu làm nước chấm

  • Nước tương: 1 thìa canh
  • Đường: 1 thìa cà phê
  • Dầu mè: 1/2 thìa cà phê
  • Mè rang: 10g
  • Ớt tươi: 2 trái
  • Gia vị sốt Tom Yum: 1/2 thìa cà phê

nguyên liệu nấu lẩu thái chuẩn vị

Nguyên liệu nấu lẩu Thái chuẩn vị

Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn và cho vào đĩa.
  • Tôm cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch, xếp lên đĩa. Mực làm sạch, cắt khoanh vừa ăn.
  • Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ, cho vào đĩa.
  • Bắp rửa sạch, cắt khúc cỡ 3cm. Nấm cắt gốc, rửa sạch, để ráo.
  • Cải thảo cắt khúc vừa ăn, rửa sạch, để ráo. Các loại rau ăn kèm nhặt rửa sạch, để ráo.

sơ chế nguyên liệu nhúng lấu

Sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu

  • Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi rồi rửa lại nước và chặt miếng vừa ăn.
  • Sả bóc lớp vỏ già, rửa sạch, cắt khúc. Riềng cạo vỏ, thái lát mỏng.
  • Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái lát.
  • Hành tây thái miếng nhỏ, cà chua bổ múi cau.

sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng

Sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng

Thực hiện

  • Cho xương ống vào nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp hầm từ 2 – 3 giờ với lửa nhỏ. Trong lúc hầm nhớ thường xuyên vớt bỏ bọt để nước trong hơn.
  • Sau đó, chuyển nồi lẩu sang bếp điện hoặc bếp ga mini rồi cho thêm sả, ớt, gừng, cà chua, hành tây và lá chanh vào.
  • Thêm nước mắm, nước cốt chanh, hạt nêm và gia vị nấu lẩu Thái đun sôi. Khuấy đều và nêm nếm lại cho vừa miệng là được.

nấu nước dùng

Nấu nước dùng

  • Cho vào chén gồm sốt Tom Yum, nước tương, dầu mè, đường, mè rang và ớt bỏ hạt, thái nhỏ vào rồi khuấy tan đều.
  • Bạn có thể sử dụng sốt Tom Yum hoặc không dùng tùy thích.

pha chế nước chấm

Pha chế nước chấm

  • Cuối cùng, chuẩn bị lẩu Thái và xếp tôm mực, thịt bò, cá viên, đậu hũ, bún hoặc mì cùng với nấm, bắp, các loại rau ăn kèm xung quanh.
  • Khi nước lẩu sôi thì cho bắp vào trước để nước dùng được ngọt rồi nhúng các nguyên liệu khác và thưởng thức kèm với nước chấm.

thưởng thức lẩu Thái

Cách nấu lẩu Thái đơn giản chuẩn vị

3. Cách nấu lẩu Thái hải sản tôm mực

Nguyên liệu (4 người ăn)

  • Hải sản (tôm, mực, cua, ngao, cá,…): 1kg
  • Xương ống: 500g
  • Cà chua: 3 trái
  • Nấm kim châm: 2 bịch
  • Sả băm: 1 chén nhỏ
  • Ớt: 3 trái
  • Chanh: 1 trái
  • Riềng: 1 củ
  • Lá chanh: 10 lá
  • Sa tế: 1 thìa canh
  • Dầu điều: 1 thìa cà phê
  • Bún tươi: 1 kg
  • Rau ăn kèm: rau cải, rau muống, hoa chuối,…
  • Gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt

nguyên liệu nấu lẩu thái hải sản tôm mực

Nguyên liệu nấu lẩu Thái hải sản tôm mực

Sơ chế nguyên liệu

  • Xương ống rửa sạch, chặt khúc và cho vào nồi nước ninh trong 1 giờ.
  • Mực làm sạch, thái miếng vừa ăn. Tôm bỏ phần đầu, râu, rửa sạch và để ráo.
  • Ngao ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo. Cá làm sạch, cắt khúc vừa ăn hoặc lọc lấy phần thịt tùy thích.
  • Nấm rửa sạch, cắt rễ rồi đem ngâm nước muối và vớt ra xé miếng nhỏ.
  • Cà chua bổ múi cau. Riềng thái lát. Rau ăn kèm nhặt rửa sạch, để ráo.

sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Thực hiện

  • Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng rồi cho sả băm, riềng vào phi vàng thơm.
  • Sau đó, cho cà chua, lá chanh, lá chanh vào xào chín và thêm dầu điều, sa tế cùng 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 2 thìa bột ngọt đảo đều.
  • Đổ nước hầm xương vào đun sôi, nêm nếm lại cho vừa miệng thì tắt bếp và chuyển sang bếp điện hoặc bếp ga mini.
  • Cuối cùng, trình bày cá, hải sản, bún, nấm và rau ăn kèm xung quanh. Cho cá và hải sản vào trước cho chín rồi mới nhúng nấm cùng các loại rau.

cách nấu lẩu thái hải sản tôm mực

Cách nấu lẩu Thái hải sản tôm mực

4. Cách nấu lẩu Thái chua cay

Nguyên liệu (4 người ăn)

  • Nước hầm heo hoặc gà: 3 lít
  • Thịt bò: 1kg
  • Tôm sú: 1kg
  • Cá viên: 800g
  • Nấm rơm: 500g
  • Đậu phụ: 500g
  • Hành tây: 1 củ
  • Cà chua: 2 trái
  • Sả cắt khúc: 4 nhánh
  • Ớt đỏ: 12 trái
  • Chanh: 1 trái
  • Riềng: 8 lát
  • Lá chanh: 12 lá
  • Nước mắm: 5 thìa canh
  • Cải thảo, rau ăn kèm các loại
  • Bún hoặc mì
  • Gói gia vị lẩu Thái

nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay

Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay

Sơ chế nguyên liệu

  • Cải thảo tách lá, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Nấm rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Rau ăn kèm ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo.
  • Cà chua thái múi cau. Hành tây, lá chanh, ớt thái nhỏ.
  • Thịt bò thái mỏng. Tôm làm sạch, để ráo. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn.

sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu

Thực hiện

  • Chuẩn bị nồi nước hầm gà hoặc heo, bắc lên bếp đun sôi.
  • Sau đó, cho ớt, riềng, sả, lá chanh, cà chua và hành tây vào.
  • Nêm thêm nước mắm, nước cốt chanh và 2 thìa cà phê gia vị lẩu Thái và nếm lại cho vừa miệng, đun sôi rồi tắt bếp.
  • Chuyển nồi lẩu sang bếp điện hoặc bếp ga mini, trình bày các nguyên liệu ăn kèm và thưởng thức.

cách nấu lẩu thái chua cay

Cách nấu lẩu Thái chua cay

5. Cảm nhận về món lẩu Thái

  • Điểm hấp dẫn đầu tiên của món lẩu Thái đó chính là có màu đỏ cực hấp dẫn cùng mùi thơm phức. Nước dùng có vị ngọt thanh từ xương, lại có chút chua chua ngọt ngọt và vị cay của gừng, sả, ớt kết hợp cùng thịt bò, tôm ngọt mềm, mực giòn sần sật, đậu hũ bùi ngậy cùng các loại rau củ tươi ngon.
  • Lẩu Thái có thể sử dụng để làm món ăn chính để thay đổi khẩu vị hoặc dùng trong bữa tiệc, hội họp gia đình, các dịp lễ Tết.
  • Đặc biệt, trong những ngày mưa lạnh thì cùng gia đình trò chuyện và thưởng thức lẩu Thái nóng hổi lại càng tuyệt vời hơn.

6. Lưu ý khi ăn lẩu Thái

  • Những người bị bệnh dạ dày, hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn lẩu Thái.
  • Người bị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, tiểu đường và phụ nữ đang mang thai thì nên hạn chế ăn lẩu Thái.
  • Trong đồ nhúng lẩu Thái chủ yếu là hải sản, do đó không nên uống với bia để tránh bị gout và ăn kèm các loại trái cây giàu vitamin C để tránh bị ngộ độc.

Chỉ với vài nguyên liệu quen thuộc và các bước đơn giản, bạn đã dễ dàng hoàn thành xong một nồi lẩu Thái thơm ngon không kém ngoài quán rồi nhé. Không những thế, việc cùng nhau thưởng thức lẩu sẽ giúp các thành viên trong gia đình có thêm nhiều cơ hội gắn kết với nhau đấy. Chúc bạn thực hiện thành công!