Cách làm rượu nếp cẩm và nếp cái đơn giản tại nhà thơm ngon

Rượu nếp không chỉ là thức uống mà còn là món ăn truyền thống của dân tộc Việt. Hương thơm dịu ngọt từ rượu, cơm nếp thơm nồng lên men vừa tới tạo nên mùi vị hấp dẫn không thể chối từ. Phunugioi.com sẽ giới thiệu đến bạn 2 Cách nấu rượu nếp rất đơn giản, vì thế bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để dùng hàng ngày.

cách nấu rượu nếp

Cách nấu rượu nếp rất đơn giản

1. Giới thiệu về món rượu nếp

  • Đặc điểm: Rượu nếp được ủ cùng với men rượu, thời gian ủ càng lâu rượu càng thơm và càng ngon.
  • Phân loại: Rượu nếp cái truyền thống, rượu nếp cẩm.
  • Thời điểm dùng: Dùng trong bữa ăn hàng ngày, trong buổi tiệc, bữa nhậu… Tuy nhiên chỉ nên uống ít, có thể ăn cả phần cơm rượu.
  • Lợi ích: Rượu nếp có khả năng phòng ngừa rất nhiều loại bệnh như: Chống đột quỵ, tăng huyết áp, phòng bệnh thiếu sắt, chống ung thư, kích thích tiêu hóa. Vì thế tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người cao tuổi.

2. Cách nấu rượu nếp cái truyền thống

Nguyên liệu chính của rượu nếp chính là gạo nếp. Vì thế bạn nên chọn loại gạo ngon để thành quả đạt được thơm, đậm vị nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu (cho 4 người ăn)

  • Gạo nếp: 500gr
  • Men rượu: 5 viên
  • Đường cát: 300gr

Nguyên liệu nấu rượu nếp cái truyền thống

Nguyên liệu nấu rượu nếp cái truyền thống

Các bước nấu rượu nếp cái

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo nếp đãi sạch trấu, hạt hỏng, đem vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3 tiếng. Sau đó mang đi đồ thành xôi nhưng nhão hơn xôi bình thường.

– Giã nát men rượu, lọc bã trấu và tạp chất. Phần men sạch trộn thêm 1 thìa đường.

Bước 2: Chế biến rượu nếp cái

– Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm xuống dưới mâm, đổ xôi xuống dàn đều mỏng. Sau khi xôi nguội hẳn rắc men lên trộn đều, vo tròn.

– Bỏ hỗn hợp trên và lọ thủy tinh, nén chặt xuống rồi bọc kín miệng bình. Để hũ ở nơi thoáng mát khoảng 3 ngày để gạo lên men.

– Nấu nửa lít nước với 300gr đường, để nguội. Sau đó đổ hỗn hợp trên vào hũ đựng gạo đã lên men.

– Ủ thêm từ 1-4 ngày tùy vào bạn muốn mức độ nồng của rượu

Rượu nếp cái sau khi ủ xong

Rượu nếp cái sau khi ủ xong

– Sau khoảng 1 ngày, mở nắp chắt phần rượu ra ngoài, phần xác vắt kiệt hết nước ăn trực tiếp hoặc ăn cùng bánh đa. Rượu bảo quản trong tủ lạnh.

3. Cách làm rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm là thức uống đặc trưng của người Tây Bắc. Hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng cùng cơm nếp cẩm có thể làm say lòng người

Nguyên liệu cho 4 người

  • Gạo nếp cẩm: 1/2kg
  • Men gạo: 25gr
  • Rượu trắng: 1 lít

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gạo nếp cẩm vo sạch, loại bỏ trấu, tạp chất rồi ngâm qua đêm với nước.

– Vớt gạo ra rửa sạch, sau đó mang đi nấu như nấu cơm hàng ngày. Khi cơm chín cho ra mâm dàn đều để cơm nhanh nguội.

– Men rượu cho vào cối giã nhuyễn mịn, mang rắc lên mâm cơm nếp cẩm đã nguội rồi trộn đều.

Sơ chế men rượu để trộn với cơm nếp cẩm

Sơ chế men rượu để trộn với cơm nếp cẩm

– Lót lá chuối lên trên rổ, cho cơm rượu vào rồi bọc kín lại.

Bước 2: Chế biến rượu nếp cẩm

– Để 1 chiếc chén xuống đáy nồi, sau đó đặt túi cơm rượu nếp cẩm lên trên, đậy kín nồi lại.

– Ủ ở nơi thoáng mát khoảng 5-7 ngày sẽ tiết ra rượu.

– Phần cơm rượu nếp cẩm cho vào bình thủy tinh hoặc hũ lớn, đổ 2 lít rượu trắng vào đậy kín, tiếp tục ủ trong 1 tháng.

Cho cơm rượu nếp cẩm cho vào bình thủy tinh hoặc hũ lớn để tiếp tục ủ

Cho cơm rượu nếp cẩm cho vào bình thủy tinh hoặc hũ lớn để tiếp tục ủ

– Sau 1 tháng, lọc phần cơm và phần rượu để riêng ra để sử dụng.

4. Cảm nhận về món rượu nếp

Rượu nếp khi uống hơi có vị tê nhẹ, ngọt nồng rất đặc trưng. Không chứa nhiều cồn nên rất tốt cho sức khỏe. Phần cơm rượu hơi cay, trộn cùng đường ăn rất quyện và hấp dẫn.

Với rượu nếp cẩm, mùi vị không quá khác biệt nhưng lại có hương thơm rất đặc trưng của gạo nếp cẩm. Phần cơm rượu cay thanh, hơi the rất hợp để ăn cùng sữa chua hoặc sữa.

5. Cần lưu ý cần tránh khi ăn rượu nếp

Rượu nếp là thức uống lên men, dù tốt cho sức khỏe nhưng những trường hợp dưới đây nên tránh không nên uống hoặc hạn chế uống.

  • Những người bị bệnh đau dạ dày.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn vì chưa thể tiêu hóa.

Rượu nếp được nấu nhiều nhất vào tết diệt sâu bọ, ăn cùng bánh đa và lạc rất hợp. Với cách nấu rượu nếp được Phụ Nữ Giỏi chia sẻ trên đây, hy vọng chị em có thêm tự tin để thực hiện món ăn này cho gia đình. Chúc các bạn thành công.