Cách sử dụng đường phèn: Công dụng, hạn dùng cùng tác hại?

Cách sử dụng đường phèn đúng đắn và hợp lý nhất. Giới thiệu nguồn gốc, công dụng, hạn sử dụng và tác hại khi dùng đường phèn sai cách…

cách sử dụng đường phèn

Đường phèn còn có tên gọi là đường băng, là một loại đường Saccarozơ (hay còn gọi là đường kính) ở dạng kết tinh rắn như phèn cho nên người ta gọi là đường phèn.

Đường phèn được làm từ mía, củ cải đường, thốt nốt. Đường phèn không mùi, vị ngọt thanh, dễ chịu hơn các loại đường khác. Vì thế người ta hay sử dụng đường phèn cho việc nấu ăn hay pha chế đồ uống hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách sử dụng của đường phèn nhé!

Giới thiệu về đường phèn

  • Đặc điểm: thường kết tinh ở dạng rắn như phèn.
  • Nguồn gốc: đường phèn có nguồn gốc từ Iran.
  • Phân loại: Có 2 loại đường phèn: đường phèn trắng được làm từ đường cát trắng, đường phèn vàng làm từ mật mía chưa qua tinh chế hay sử dụng chất tẩy trắng.
  • Hạn sử dụng của đường phèn: Vĩnh viễn (hoặc cho tới khi chảy nước, mốc meo)

Cách sử dụng đường phèn trong đời sống

Sử dụng đường phèn làm gia vị nấu ăn và pha chế.

Đường phèn

Đường phèn

Đường phèn có vị ngọt thanh, dễ chịu lại rất tốt cho sức khoẻ của con người. Vì thế đường phèn thường được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng.

  • Sử dụng đường phèn để pha chế các đồ uống như: cà phê, nước cam, chanh leo, nước nha đam, nước ép trái cây, nước sâm … sẽ giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.
  • Khi nấu ăn người ta thường cho một chút đường phèn vào nấu cùng để giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon hơn, vị dịu hơn. Ví dụ như: các món canh, phở, lẩu…

Sử dụng đường phèn làm gia vị nấu ăn

Sử dụng đường phèn để làm gia vị nấu ăn

  • Đường phèn dùng để nấu chè, chưng yến hoặc làm bánh, kẹo hay pha nước để uống rất ngon và được nhiều người ưa chuộng.

Sử dụng đường phèn làm thuốc chữa bệnh

  • Trị ho: Người ta thường sử dụng đường phèn để chưng với quất hay chanh tươi để trị ho rất hiệu quả. Bởi vì đường phèn giúp sạch miệng, mát phổi, thanh nhiệt làm giảm những cơn rát họng, cắt ho… Ngoài ra thì có thể sử dụng đường phèn để trị ho theo các cách: chưng với cánh hoa hồng tươi, nấu với vỏ quýt, pha với gừng tươi và nước nóng…

Sử dụng đường phèn làm thuốc chữa bệnh

Ảnh minh họa: Sử dụng đường phèn làm thuốc chữa bệnh

  • Hạ huyết áp: Chưng đường phèn với hoa cúc rồi uống giúp hạ huyết áp.
  • Kich thích tiêu hoá: Nấu đường phèn với bầu rồi lấy nước uống.
  • Bổ khí huyết: cho đường phèn vào nấu cháo cùng với gạo nếp, nhân sâm và hạt sen.
  • Bổ thận sinh tinh: Dùng đường phèn chưng với rễ cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục củ nam giới một cách hiệu quả nhất.

Công dụng của đường phèn trong làm đẹp

Một công dụng rất ít người biết tới của đường phèn đó là dùng để làm đẹp, trị mụn da rất tốt.

Cách làm: Bạn hãy chuẩn bị 1 muỗng cà phê đường phèn, 1 cốc nước 200ml, 6-7 giọt dung dịch glycerin (bạn cần hỏi mua loại dung dịch này từ những cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc da) và một chút thảo mộc tươi gồm: húng quế, lá chanh và nha đam… (vừa đủ)

Đầu tiên, bạn hãy nghiền nhỏ đường phèn thành bột mịn rồi cho vào đun sôi. Sau khi sôi, bạn cho nắm thảo mộc vào rồi thêm nước đun đến khi dung dịch có màu xanh nhạt thì tắt bếp.
Sau đó, bạn hãy để dung dịch nguội rồi cuối cùng, nhỏ vào đó 6-7 giọt dung dịch glycerin đã nói trên vào. Giờ thì hãy lấy hỗn hợp này ra và đắp mặt nạ để tận hưởng công dụng làm đẹp của đường phèn độc đáo rồi đấy bạn!

Tác hại của đường phèn nếu dùng sai

  • Đường phèn là một dạng của đường nên Một trong những tác hại của đường phèn khi dùng quá nhiều có thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường…
  • Bà bầu không nên dùng đường phèn sẽ dễ dẫn đến tình trạng xảy thai hay sinh non. Tuy nhiên nếu dùng đường phèn để chưng tổ yến thì lại rất tốt nhé!

Đường phèn kỵ gì?

Đường phèn có nguồn gốc từ mía đường tự nhiên, nên nó khá lành và không phải kiêng kỵ gì với gì cả

…..

Trên đây là những chia sẻ của PNG về cách sử dụng cũng như những lưu ý cùng tác hại của đường phèn khi sử dụng sai. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này thì chị em chúng ta sẽ có những kiến thức về đường phèn để sử dụng sao cho hợp lý mang lại hiệu quả, những lợi ích tốt nhất cho sức khoẻ của bản thân cũng như của mọi thành viên trong gia đình mình.

Một vài câu hỏi khác về đường phèn có thể bạn đang muốn tìm kiếm lời giải đáp:

  • Hạn sử dụng của đường phèn
  • đường phèn nâu
  • có nên cho trẻ ăn đường phèn
  • đường phèn trung quốc
  • đường phèn và phèn chua
  • ăn đường phèn có bị tiểu đường
  • đường phèn biên hòa

Hãy gửi cho Phunugioi.com những câu hỏi của bạn để chúng ta cùng thảo luận và tìm ra đáp án nhé! Chúc bạn luôn khỏe đẹp!