Hướng dẫn 2 Cách làm CHẢ MỰC ngon, dai, giòn sần sật
Cách làm chả mực giò sống giã dối giã tay hay bằng máy xay thơm ngon, giòn dai sần sật cực hấp dẫn cùng thịt heo, tôm biển cho cả gia đình đổi món.
Chả mực là một món ăn được chế biến từ hải sản. Nó đã chiếm được sự yêu thích của mọi người khi kết hợp tuyệt vời giữa mực tươi thơm ngon với thịt heo, tôm biển cùng những gia vị quen thuộc như hành tím, tỏi, ớt, chanh,.. Nhiều người nghĩ rằng món ăn này rất khó làm nhưng sự thật thì không phải vậy nhé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết 2 cách làm chả mực mà Phunugioi.com mang đến.
Cách làm chả mực
Nội dung chính
Giới thiệu về món chả mực
- Đặc điểm: mực giã nhuyễn trộn với các gia vị đem đi chiên vàng ruộm, thơm ngất ngây.
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các tỉnh ven biển
- Phân loại: chả mực kiểu truyền thống, chả mực giã dối
- Thời điểm dùng: có thể dùng bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bạn muốn.
- Lợi ích: ngăn ngừa viêm khớp, tốt cho tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu,…
Xem thêm:
1. Cách làm chả mực kiểu truyền thống
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 1kg mực mai tươi, mình dày, có màu trắng hồng đặc trưng và còn nguyên con.
- 100gr ba chỉ sống
- 100gr tôm biển tươi
- 2 – 3 củ hành khô
- 3 củ tỏi khô
- 2 trái ớt chỉ thiên
- 3 nhánh hành tươi
- 1 trái chanh
- Gia vị: muối, tiêu xay, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu thực vật
Nguyên liệu làm chả mực kiểu truyền thống
Bước 1: Sơ chế
- Mực bóc sạch phần xương sống, túi mực và mắt, rửa sạch, tiếp tục rửa với chanh và giấm cho bớt tanh, để ráo, thái con chì.
- Tôm tươi bỏ đầu, rút chỉ sống lưng, bóc vỏ, rửa sạch, để ráo.
Sơ chế làm chả mực kiểu truyền thống
- Thịt ba chỉ lọc bì, rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành, tỏi khô, hành lá, rau ngò rửa sạch, băm nhỏ.
- Ớt bỏ cuống rửa sạch, thái lát
- Cho tất cả các nguyên liệu vào đảo đều để trong 30 phút, tiếp tục đảo đều và để ngấm 30 phút nữa là được.
Bước 2: Chế biến
- Cho tất cả nguyên liệu vào cối giã cho đến khi đạt độ nhuyễn nhất định. Nếu không có thời gian giã thì bạn cho tất cả vào cối xay nhuyễn. Sau đó cho ra thau và dùng thìa quết để món ăn đạt được độ dai giòn đúng vị.
- Dùng tay thấm chút dầu mỡ rồi viên lại theo hình dáng và kích thước mà mình muốn.
- Đun nóng dầu ăn rồi cho chả mức vào chiên vàng là được.
Cách làm chả mực kiểu truyền thống
Vậy là món chả mực truyền thống đã hoàn thành, khi ăn bạn chấm với nước mắm chanh tỏi ớt và ăn kèm với cơm trắng hoặc bún rất ngon miệng. Nếu bạn không thể ăn hết liền ngay lúc đó thì bạn cho vào tủ lạnh dùng dần từ 3 tới 5 ngày.
Xem thêm:
2. Cách làm chả mực giã dối
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
- 1 kg mực mai tươi
- 1 thìa bột nếp
- Gia vị: Hạt tiêu, tỏi, hành
Bước 1: Sơ chế
- Mực làm sạch, tiến hành phi lê, bóc thật sạch màng và ống mực để thân mực trắng.
- Cho mực để vào tủ đông từ 10 đến 15 ngày rồi mang ra rã đông và rửa sạch.
- Dùng khăn giấy thấm khô mực, để riêng phần thân mực và râu mực.
- Lấy râu mực mang đi xay với 1 thìa hạt tiêu xay, 1 thìa mì chính, bột nếp, 30g hành tỏi bóc vỏ.
- Phần thân mực cho vào cối giã rồi trộn đều với phần râu mực.
Sơ chế làm chả mực giã dối
Bước 2: Chế biến
- Dùng tay thấm dầu nặn thành từng viên nhỏ bằng quả trứng gà rồi ấn dẹt xuống, không nên ấn quá mỏng.
Chế biến làm chả mực giã dối
- Mang đi chiên vàng và có thể thưởng thức ngay, nếu sử dụng không hết bạn cho vào hộp nhựa rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản.
Cách làm chả mực giã dối
Xem thêm:
Cảm nhận về món chả mực
- Món chả mực được giã bằng tay nên khi ăn chúng rất giòn và dai. Mực tươi nên có mùi thơm và dậy mùi, kết hợp với với chút hạt tiêu, mắm, đem đi chiên vàng ruộm trông thật bắt mắt. Chưa cần nhìn thấy chả mực là bạn đã có thể nghe được mùi thơm tỏa ra vô cùng quyến rũ kích thích người ăn. Từng miếng chả mực giòn, ngọt, dai sần sật luôn để lại trong lòng mọi người những cảm nhận khó quên.
- Món ăn này ngon nhất là khi bạn ăn kèm cùng với xôi trắng, hạt xôi khô, mềm kèm với hương thơm của nếp mới, tất cả hòa quyện vào với nhau tạo nên một sức hút khó mà chối từ. Bạn có thể chấm kèm với nước mắm nguyên chất có thêm chút tiêu xay sẽ ngon miệng và đậm đà hơn rất nhiều.
Cảm nhận về món chả mực
Lưu ý khi sử dụng chả mực
- Những người không nên ăn chả mực: người bị cảm, tiêu chảy, phong hàn, đổ nhiều mồ hôi,…..Hay những người đang dùng thuốc đông y có các nguyên liệu như phụ tử, bạch nhiễm, bạch cập.
- Khi ăn chả mực tuyệt đối không kết hợp chung với: rau muống, dưa hấu, lê, dưa chuột, các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt Đà Lạt, súp lơ, cam, đu đủ…
Vậy là bài viết mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về 2 cách làm chả mực thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này rất thơm ngon và bổ dưỡng, bạn hãy lưu ngay lại để thực hành.