Hướng dẫn 2 cách làm giò thủ (giò xào) giòn ngon, dai dai, chuẩn vị

Giò thủ (giò xào) là món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam. Cứ mỗi dịp tết đến là tôi lại cùng mẹ bắt tay vào làm món ăn này. Nó là sự kết hợp tròn vị của tai heo, mũi heo, lưỡi heo cùng với nấm mèo, cà rốt,… Mẹ tôi làm ngon lắm, giò thủ dai dai, thơm thơm chứ không như những sản phẩm được bày bán sẵn ngoài quán. Hôm nay Phunugioi.com sẽ chia sẻ cho bạn 2 cách làm giò thủ thơm ngon chuẩn vị nhé.

Cách làm giò thủ

Cách làm giò thủ

Giới thiệu về giò thủ

  • Đặc điểm: tai heo, mũi heo, thịt nạc, lưỡi kết hợp với nấm mèo,…được gói trong lớp lá chuối hoặc chai nhựa để đông lạnh tẹo nên món ăn hấp dẫn bậc nhất.
  • Phân loại: giò thủ miền Bắc không có khuôn, giò thủ bằng chai nhựa
  • Thời điểm dùng: có thể dùng bất cứ thời điểm nào mà bạn muốn, được dùng nhiều trong dịp tết Nguyên đán.
  • Lợi ích: tăng cường hệ thống miễn dịch, duy trì cơ bắp, cung cấp vitamin và các khoáng chất cho cơ thể,…

1. Cách làm giò thủ miền Bắc không có khuôn

Chuẩn bị nguyên liệu (4 người ăn)

  • 1 cái tai heo
  • 500gr thịt nạc vai
  • 500gr mũi heo, lưỡi heo
  • 100gr nấm mèo
  • 1 củ cà rốt
  • 5 củ hành tím
  • 20gr tiêu xay
  • 2 thìa nước cốt chanh
  • 2 thìa muối
  • 100gr nấm mèo
  • Lá chuối tươi và dây lạt

Nguyên liệu làm giò thủ truyền thống

Nguyên liệu làm giò thủ miền Bắc không có khuôn

Bước 1: Sơ chế

  • Thịt heo rửa sạch, để ráo, cho tai heo, lưỡi heo, mũi heo, thịt nạc vào nồi nước luộc chín tới.
  • Vớt thịt ra để nguội, cắt thành lát mỏng vừa ăn, ướp với  bột canh, tiêu và mì chính trong 30 phút.

Sơ chế làm giò thủ truyền thống

Sơ chế làm giò thủ truyền thống

  • Hành khô rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Nấm mèo ngâm nước 10 phút cho mềm, cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, thái sợi chỉ.

Bước 2: Chế biến

  • Phi thơm hành tím, cho thịt đã ướp vào xào, nêm nếm gia vị lại vừa ăn. Tiếp tục thêm nấm mèo đun đến khi mềm thì tắt bếp.
  • Trải lá chuối ra, cho thịt còn nóng vào giữa gói lại để chúng kết dính với nhau.

Chế biến làm giò thủ truyền thống

Chế biến làm giò thủ miền Bắc không có khuôn

  • Bó thật chặt tay để giò chắc hơn, dùng lạt buộc lại, cho gói giò vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 8 tiếng để đông lại và sử dụng.

Cách làm giò thủ truyền thống

Cách làm giò thủ miền Bắc không có khuôn

Vậy là món giò thủ miền Bắc không có khuôn đã hoàn thành. Khi ăn bạn cắt thành từng khoanh chấm với muối tiêu chanh hoặc tương ớt đều rất ngon miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong 1 tuần để giò không bị hỏng và ô thiu.

Xem thêm:

2. Cách làm giò thủ xào bằng chai nhựa

Chuẩn bị nguyên liệu (4 người ăn)

  • 1 cái tai heo
  • 300gr thịt chân giò
  • 50gr mộc nhĩ
  • 2 củ hành tím
  • 1 thìa hạt tiêu
  • 1 thìa hạt nêm
  • 1/2 thìa muối
  • 1/2 thìa nước mắm
  • 1 thìa dầu ăn

Bước 1: Sơ chế

  • Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn
  • Mộc nhĩ ngâm trong nước cho mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch, thái thành từng sợi mỏng và dài.

Sơ chế làm giò thủ bằng chai nhựa

Sơ chế làm giò thủ bằng chai nhựa

  • Tai heo, thịt chân giò nhặt lông, cạo bỏ cặn bẩn, rửa sạch. Đem trần qua nước sôi hoặc ngâm qua với rượu trắng để khử mùi.
  • Tai heo, thịt vớt ra, để ráo, cắt thành lát mỏng. Ướp với  1 thìa muối, 1 thìa tiêu, ½ thìa hạt nêm trong 30 phút cho thấm gia vị.

Bước 2: Chế biến

  • Phi thơm hành tím, cho thịt vào xào, đảo đều tay đến khi thịt chín, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
  • Tiếp tục cho mộc nhĩ vào xào cùng đến khi mềm thì tắt bếp.
  • Chai nhựa rửa sạch, để ráo, cắt bỏ phần đầu nhỏ, dùng xiên chọc nhọn lỗ nhỏ dưới đáy để thịt có thể thoát khí.

Chế biến làm giò thủ bằng chai nhựa

Chế biến làm giò thủ bằng chai nhựa

  • Khi thịt còn nóng cho vào trong chai, nén thật chặt, khi cho hết thịt thì dùng chày hoặc muôi ấn chặt vào đầu chai, bịt kín lại bằng màng thực phẩm để vào tủ lạnh 8 tiếng.

Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

Cách làm giò thủ bằng chai nhựa

Vậy là cách làm giò thủ làm bằng chai nhựa đã hoàn thành, khi ăn bạn có thể kết hợp với rau củ muối chua để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn.

Xem thêm:

Cảm nhận về giò thủ

  • Cứ mỗi khi tết đến xuân về, mẹ cầm dao đi chặt lá chuối là tôi lại lẽo đẽo theo sau để vác lá chuối về. Sau đó mẹ rọc lá chuối, hơ qua lửa cho mềm, rồi gói giò thủ lại nhìn y như cái bánh tét. Hồi nhỏ tôi thích ôm những đòn giò thủ lắm, bởi nó có màu xanh bắt mắt, lại còn man mát, mìn mịn, sau đó mang đi hấp chín rồi treo lên gác bếp để dùng dần. Khi ăn đúng chuẩn giò thủ sẽ kết hợp cùng bánh chưng, muối tiêu chanh, dưa món, tôm khô, củ kiệu,…rất tuyệt vời.
  • Giò thủ khi thành phẩm có màu hồng bắt mắt xen kẽ với màu trắng của mỡ, màu nâu của mộc nhĩ vô cùng đẹp mắt. Khi ăn giò có độ dai dai, giòn giòn của các loại thịt cùng với vị cay của tiêu, beo béo của mỡ đông và vị ngọt của nấm.

Cảm nhận về giò thủ

Cảm nhận về giò thủ

Lưu ý khi sử dụng giò thủ

  • Những người không nên ăn giò thủ: người béo phì, người bị tiêu chảy, người mắc bệnh gout, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tim mạch và sỏi thận,…
  • Khi ăn giò thủ không nên kết hợp chung với: ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm, lá mơ,…

Những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây chắc chắn đã giúp bạn biết được 2 cách làm giò thủ thơm ngon. Bạn hãy lưu lại và trổ tài trong dịp tết đến xuân về sắp tới cho cả gia đình mình cùng thưởng thức nhé.